Cách Lập Bàn Thờ Nhà Con Thứ Chi Tiết Và Chính Xác Nhất 

Bàn thờ nhà con thứ và nhà con trưởng khác nhau như thế nào? Từ bao đời nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Trong gia đình, trách nhiệm nối dõi tông đường, gìn giữ tổ nghiệp và thờ phụng gia tiên thuộc về con trai trưởng. 

Vậy sự khác biệt giữa bàn thờ nhà con trưởngbàn thờ ở nhà con thứ là gì?

Phong tục thờ cúng gia tiên của người Việt 

lập bàn thờ nhà con thứ
Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp tâm linh lâu đời của người Việt

Thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung. Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc từ nền nông nghiệp lúa nước, cùng với sự du nhập của Nho giáo và sự đề cao hiếu nghĩa, tục thờ cúng tổ tiên mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Theo quan niệm của người Việt, khi con người mất đi dù thể xác hóa vào cát bụi nhưng linh hồn vẫn còn tồn tại nơi trần thế. Do đó, con cháu thực hiện thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ đến linh hồn tổ tiên và nhận sự phù hộ độ trì. Không chỉ vậy, thờ cúng gia tiên tiền tổ còn được coi là đạo hiếu mà mỗi gia chủ luôn phải chú trọng.

Lập bàn thờ ông bà, tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn của con cháu đối với thế hệ đi trước. Phụ thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình, chốn thờ tự có thể được bài trí khác nhau. Vào các ngày giỗ Tết, gia chủ cũng không cần chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn mà chỉ cần làm đúng theo nghi thức thông thường, dâng lên tổ tiên một nén nhang tưởng nhớ người đã khuất. 

Có nên lập bàn thờ nhà con thứ?

Theo phong tục, con trai trưởng là người có trách nhiệm thờ phụng cha mẹ, gia tiên. Trong trường hợp con trai trưởng không còn thì cháu đích tôn sẽ là người tổ chức, lo lắng mọi việc. Khi trưởng nam không có con trai nối dõi mới đến con trai thứ. 

bàn thờ nhà con thứ
Con thứ lập bàn thờ để bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn đối với công ơn sinh thành và dưỡng dục của ông bà cha mẹ

Theo đó, bàn thờ sẽ được lập tại nhà con trai trưởng. Mỗi khi đến ngày giỗ, con trai thứ sẽ làm lễ cúng hoặc đưa đồ lễ đến nhà con trưởng. Tuy nhiên ngày nay, để bày tỏ lòng thành kính và dễ dàng chăm lo việc hương khói, con thứ vẫn có thể lập bàn thờ như nhà con trưởng, đặc biệt là những người con xa quê. 

Do đó, bàn thờ nhà con thứ còn được gọi là bàn thờ vọng (hiểu là “bái vọng” – cúi đầu từ xa). Để hiểu hơn về cách lập bàn thờ vọng, mời bạn đọc tham khảo thêm:

>>> Cách lập bàn thờ vọng, văn khấn lập bàn thờ vọng chính xác

>>> Hướng dẫn cách lập bàn thờ cha mẹ chi tiết nhất 2022 

Sự khác nhau giữa bàn thờ nhà con trưởng và bàn thờ nhà con thứ  

Thờ cúng không phải là trách nhiệm của riêng người con trưởng mà chốn thờ tự là nơi để tất cả con cháu trong gia đình cùng nhau chăm chút, bày tỏ lòng biết ơn, thắp nén nhang mỗi dịp lễ Tết, giỗ chạp. Nhìn chung, lập bàn thờ nhà con thứ hay con trưởng đều phải được chuẩn bị một cách chu đáo. 

Bàn thờ nhà con trưởng

Trong gia đình Việt ta, trách nhiệm thờ phụng thuộc về người con trưởng. Trên bàn thờ nhà con trưởng thường đầy đủ và hoàn thiện hơn nhà con thứ. Trên bàn thờ gia tiên nhà trưởng nam nhất thiết phải có bát hương thờ những bậc tiền nhân.

bàn thờ nhà con trưởng
Bàn thờ nhà con trưởng đầy đủ hơn bàn thờ nhà con thứ

Ở bàn thờ nhà trưởng ngoài bát hương thờ gia tiên còn có thêm bát hương thờ các vị thần linh và thờ vọng các vị tiên tổ trong dòng họ. Bên cạnh đó, bàn thờ thường được đặt ở gian chính giữa, quay ra cửa chính sao cho khi vừa mở cửa vào đã nhìn thấy bàn thờ. Bàn thờ trên nhà trưởng thường bày trí thêm đỉnh đồng, ngai vàng, đôi hạc chầu.

Những vật phẩm này bên bàn thờ nhà con thứ thường không được phép đặt. Bộ đỉnh đồng tam sự thường đi cùng đại tự câu đối để tăng sự uy nghiêm, thiêng liêng của tâm linh nguồn cội.

Xem ngay:

>>> 10 ý tưởng trang trí bàn thờ gia tiên đẹp, chuẩn phong thủy 

Bàn thờ nhà con thứ

Theo các nhà nho cao niên thời xưa, trên bàn thờ con thứ chỉ cần có một hoặc hai bát nhang để thờ các vị thần. Cũng có những gia đình con thứ không cần lập bàn thờ. Nhưng vì lòng thành kính đối với tổ tiên vẫn lập bàn thờ để thờ vọng và để cúng vọng trong những ngày giỗ.

Về cách sắp xếp, không cần phải có riêng bàn thờ tổ (thường chỉ lập ban thờ gia tiên, thổ công) nên có thể không cần dùng hoành phi câu đối. Tuy nhiên, việc thờ cúng cốt là tấm lòng thành nếu có điều kiện vẫn có thể trang trí bàn thờ sao cho tôn nghiêm.

Trong trường hợp nhà trưởng không quá khắt khe trong việc bố trí bàn thờ thì người con thứ có thể lập bàn thờ đầy đủ hoành phi, câu đối… như ở nhà trưởng nam.

bàn thờ nhà con thứ
Bàn thờ nhà con thứ được bày biện và bố trí tùy vào điều kiện của từng gia đình cũng như mục đích thờ cúng

Chỉ cần khi người con thứ muốn lập bàn thờ riêng hay treo hoành phi, câu đối nên bàn với người con trưởng trước. Có như vậy hòa khí anh em mới bền lâu, gia đình mới vui vẻ, thịnh vượng. Vậy nên, không chỉ riêng nhà con trưởng mới được treo hoành phi câu đối mà nhà con thứ cũng có thể treo.

Tìm hiểu thêm:

>>> Hoành phi câu đối là gì? Lựa chọn và bài trí như thế nào?

Không gian thờ phụng của mỗi nhà còn để giáo dục con cháu sau này tưởng nhớ công ơn người đi trước. Đây cũng là nét văn hóa tâm linh hướng đến tính nhân văn của người Việt bao đời nay.

Cách lập bàn thờ nhà con thứ

Theo tục lệ xưa, những người con thứ đến ngày giỗ Tết phải có phận sự góp lễ hoặc đưa lễ đến nhà thờ hay nhà con trưởng Nhưng cũng có những trường hợp, nhiều người sống xa quê, ngày giỗ tết không về được nhà trưởng sẽ lập bàn thờ vọng. Từ đó bàn thờ nhà con thứ được lập trên cơ sở bàn thờ vọng.

cách lập bàn thờ nhà con thứ
Hướng dẫn cách lập bàn thờ nhà con thứ

Muốn lập bàn thờ vọng thì gia chủ cần về nhà thờ họ, đứng trước bàn thờ chính để xin phép tổ tiên cho lập bàn thờ vọng. Sau đó xin phép chuyển một vài nén nhang đang cháy dở tại bàn thờ chính về bàn thờ ở nhà con thứ thắp tiếp.

Vị trí bàn thờ cần phải đặt ở nơi trang trọng. Nếu không gian nhà của gia chủ rộng nên đặt bàn thờ tại phòng riêng tầng trên cùng cho thanh tịnh. Còn với nhà có diện tích hẹp như chung cư có thể đặt bàn thờ ở phòng khách nhưng phải ở nơi cao ráo. Gia chủ cũng cần chú ý về hướng và vị trí đặt bàn thờ để tránh điều xui.

Tìm hiểu thêm:

>>> 200+ mẫu bàn thờ treo tường tuyển chọn đẹp nhất 2022 

>>> Bàn thờ đứng hiện đại, uy nghi, 100% gỗ tự nhiên

Bàn thờ nhà con thứ nên đặt theo hướng về quê hương hay hướng về nhà trưởng. Về cách thờ lễ trong những ngày tuần hay ngày giỗ nhà con thứ cũng cần hết sức coi trọng.

Nhà con thứ vẫn có thể thực hiện các nghi lễ thờ cúng trong những ngày giỗ, Tết như nhà trưởng. Nhiều quan niệm cho rằng bàn thờ nhà ở nhà con thứ không được đặt án gian thờ sơn son thếp vàng. Tuy nhiên, bàn thờ vọng vẫn có thể sử dụng chất liệu sơn son thếp vàng để tăng tính trang trọng, uy nghi cho không gian thờ cúng.

Tựu chung lại, bàn thờ nhà con thứ dù không được bố trí đầy đủ như nhà con trưởng nhưng vẫn để bày tỏ lòng biết ơn công lao của tổ tiên, dòng họ. Trước kia, có nhiều quan niệm xưa cũ không cho phép nhà thứ lập bàn thờ tổ tiên, cha ông. Tuy nhiên đến nay việc lập bàn thờ cúng giỗ tổ tiên dù là nhà thứ hay nhà trưởng đều hết rất quan trọng.

One thought on “Cách Lập Bàn Thờ Nhà Con Thứ Chi Tiết Và Chính Xác Nhất 

  1. Huyền Huyền says:

    Em là con trai út từ trước đến giờ thì từ lúc ông bà cha mẹ đều sống ở đây. Bây giờ thì họ đã mất và được em thờ chung trên một bàn thờ mấy năm nay rồi. Nhà em thì có ảnh hai ra riêng xây nhà ở bên cạnh và muốn thỉnh ông bà về nhà thờ còn em thì thờ cha mẹ. Như vậy thì cho em hỏi là anh hai có được rinh bàn thờ tổ tiên về nhà luôn không ạ hay phải mua bàn thờ mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LIÊN HỆ THEO KHU VỰC

CHAT FACEBOOK THEO KHU VỰC

CHAT ZALO THEO KHU VỰC

TÌM SHOWROOM THEO KHU VỰC