Bàn Thờ Thổ Công Gồm Những Gì? Cách Lập Bàn Thờ Thổ Công 

Ông cha ta vẫn có câu “đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, tức là dù đất đai hay sông hồ đều có các vị thần linh cai quản. Do đó, nhiều gia đình lập bàn thờ Thổ Công để thờ cúng “thần Đất”, cầu mong gia đình luôn khỏe mạnh, bình an. Thủ tục lập bàn thờ dù không cần rình rang, long trọng nhưng phải đảm bảo hai yếu tố đúng và đủ. Để nắm rõ cách lập bàn thờ Thổ Công, quý gia chủ có thể tham khảo bài viết dưới đây. 

Bàn thờ Thổ Công là gì?

Xét về nguồn gốc, 3 vị thần Thổ Công, Thần Tài và Ông Táo là những vị thần thuộc Đạo giáo Trung Hoa. Trong đó, Thổ Công là một dạng đất mẹ có nhiệm vụ trông coi, cai quản đất đai. Nhiều giả thuyết cho rằng, Thổ Công là một trong ba vị Táo Quân, bên cạnh Thổ Kỳ và Thổ Địa. 

Việc lập bàn thờ Thổ Công không chỉ thể hiện sự sùng bái mà còn bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần trông coi nhà cửa, đem lại bình an cho tất cả thành viên trong gia đình. Hơn nữa, thờ cúng Thổ Công còn là cách để bày tỏ mong cầu được chở che, ngăn chặn sự xâm nhập của ma quỷ. 

thổ công
Thổ công – Vị thần cai quản đất đai trong gia đình

Tùy vào quan niệm của từng gia đình mà cách đặt bàn thờ Thổ Công cũng sẽ có sự khác biệt. Ở nhiều nơi, bàn thờ Thổ Công và gia tiên là một, tức là việc thờ cúng và chăm lo hương khói sẽ được thực hiện chung trên bàn thờ gia tiên. 

Khi gia đình có công việc liên quan đến đất đai như xây nhà, đào giếng, đào huyệt đều phải làm lễ động thổ để báo cáo, xin phép Thổ Công. Nếu không, gia chủ sẽ phạm phải tội bất kính, ảnh hưởng lớn tới long mạch của địa phận.

Bàn thờ Thổ Công đặt ở đâu?

Bàn thờ Thổ Công đặt ở vị trí nào? Nhiều giả thuyết cho rằng Thổ Công là một trong 3 vị Táo Quân mà bàn thờ ông Công ông Táo lại được đặt dưới bếp nên vị trí lập bàn thờ Thổ Công cũng như vậy. Tuy nhiên thực chất bàn thờ Thổ Công chính là bàn thờ Ông Địa (Thần Tài) nên phải đặt dưới đất. 

lập bàn thờ thổ công
Cách đặt bàn thờ Thổ Công chuẩn phong thủy

Cách đặt bàn thờ Thổ Công chuẩn sẽ ở trên nền nhà bằng phẳng, phía sau là bức tường vững chãi không bị đục lỗ và trầy xước. Lưu ý, tốt nhất nên đặt bàn thờ Ông Địa sau cánh cửa ra vào. Đây là vị trí thuận lợi để các vị thần linh dễ dàng cai quản người ra vào, ngăn chặn tà ma và những nguồn năng lượng xấu. 

Vậy đặt bàn thờ Thổ Công theo hướng nào? Gia chủ có thể xem hướng đặt bàn thờ Thổ Công theo tuổi và mệnh để an tâm lựa chọn hướng đẹp và phù hợp nhất. 

Xem thêm:

> Hướng Dẫn Lập Bàn Thờ Thần Tài – Ông Địa Đón Tài Lộc

Hướng đặt bàn thờ theo tuổi gia chủ chuẩn phong thủy 

Hướng đặt bàn thờ thổ công theo tuổi gia chủ là vấn đề được nhiều gia đình quan tâm nhất hiện nay. Việc đặt bàn thờ thổ công hợp tuổi gia chủ không chỉ phù hợp với phong thủy và và tâm linh, mà còn giúp đem lại cho gia chủ nhiều may mắn và tài lộc. 

Mỗi gia chủ đều có năm sinh khác nhau, vì thế khi chọn hướng đặt bàn thờ gia chủ cần dựa vào tuổi và cung mệnh theo âm lịch để chọn hướng đặt bàn thờ thổ công như sau: 

  • Gia chủ tuổi Tý: Đặt bàn thờ hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc. 
  • Gia chủ tuổi Sửu: Đặt bàn thờ hướng Tây Bắc, Tây, Tây Nam, Đông Bắc.
  • Gia chủ tuổi Dần: Đặt bàn thờ hướng Đông Bắc, Tây, Tây Bắc, Tây Nam. 
  • Gia chủ tuổi Mão: Đặt bàn thờ hướng Đông, Đông Nam, Bắc, Nam. 
  • Gia chủ tuổi Thìn: Đặt bàn thờ hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam. 
  • Gia chủ tuổi Tỵ   : Đặt bàn thờ hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc. 
  • Gia chủ tuổi Ngọ: Đặt bàn thờ hướng Bắc, Nam, Đông Nam.
  • Gia chủ tuổi Mùi: Đặt bàn thờ hướng Nam, Đông, Bắc, Đông Nam. 
  • Gia chủ tuổi Thân: Đặt bàn thờ hướng Đông Bắc, Tây, Tây Nam, Tây Bắc. 
  • Gia chủ tuổi Dậu: Đặt bàn thờ hướng Nam, Bắc, Đông, Đông Nam. 
  • Gia chủ tuổi Tuất: Đặt bàn thờ hướng Bắc, Nam, Đông Nam, Đông. 
  • Gia chủ tuổi Hợi: Đặt bàn thờ hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc. 

Những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ Thổ Công

Để phạm phải những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ, gia chủ cần lưu ý: 

  • Không đặt bàn thờ đối diện nhà vệ sinh: Đây là nơi ẩm ướt, hôi hám, không tốt về mặt phong thủy. Ngoài ra, đặt bàn thờ đối diện nhà vệ sinh sẽ làm mất đi sự tôn kính đối với đấng bề trên. 
  • Không đặt bàn thờ đối diện cửa chính: Thổ Công có vai trò trông coi nhà bếp, vì thế đặt bàn thờ Thổ Công ở vị trí này sẽ gây ảnh hưởng đến công việc của thần Thổ Địa, đây cũng là điều cấm kỵ. 
  • Không đặt bàn thờ ở những nơi ồn ào, phiền nhiễu.

Kích thước bàn thờ Thổ Công 

kích thước bàn thờ thổ công
Bàn thờ Thổ Công có kích thước chuẩn lỗ ban

Tùy vào diện tích dành riêng cho không gian thờ cúng mà gia chủ có thể lựa chọn kích thước bàn thờ tương xứng. Hiện nay, phần lớn các đơn vị sản xuất bàn thờ đều đã đo đạc, tính toán kỹ lưỡng để thiết kế các mẫu bàn thờ có kích thước đẹp chuẩn lỗ ban. 

Hiện nay, bàn thờ Thổ Công hay bàn thờ Ông Địa được thiết kế đa dạng từ cổ điển cho đến hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về mặt thẩm mỹ. 

Cách lập bàn thờ Thổ Công

Sau khi đã xác định được vị trí và hướng đặt bàn thờ, gia chủ cần tiến mua sắm những vật phẩm thờ cúng cần thiết để buổi lễ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Bên cạnh đó cũng cần chọn ngày lập bàn thờ Thổ Công sao cho phù hợp. 

Hai ngày đẹp nhất trong tháng mà gia chủ có thể cân nhắc là mùng 1 và ngày rằm. Vào ngày này, bên cạnh hoa quả, vàng hương, nhiều gia đình còn sửa soạn mâm lễ mặn bao gồm xôi, giò luộc, gà luộc và những món ăn khác tùy theo phong tục vùng miền. 

Bàn thờ Thổ Công gồm những gì? 

Vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế, gia chủ cần chuẩn bị thật chu đáo và tươm tất. Cụ thể như sau:

  • Tượng Thần Tài – Thổ Địa 
  • Bát hương.
  • Ống hương. 
  • 1 hoặc 2 bình hoa tươi. 
  • Chóe thờ. 
  • Nậm rượu. 
  • 1 – 2 đèn thờ. 
  • 3 – 5 chén thờ.
  • Ông Cóc. 
  • Bát sâm (nếu có).

Cách bày trí bàn thờ Thổ Công

bày bàn thờ Thổ Công
Sắp xếp, bày biện bàn thờ Thổ Công đẹp mắt

Vật phẩm trên bàn thờ có thể khác biệt tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình. Thế nhưng cách bài trí và sắp xếp phải chuẩn phong thủy:

  • Tượng Thần Tài đặt bên trái, bên phải là tượng Ông Địa và đối xứng nhau. 
  • Phía trên tượng là 3 hũ gạo, muối, nước (mỗi tháng thay gạo, muối và nước 1 lần). 
  • Bát hương lớn đặt ở trung tâm của bàn thờ. 
  • Hai bình hoa đặt đối xứng hai bên bát hương. 
  • Xếp các chén nước trước bát hương và sau đó là mâm bồng.
  • Đặt ông Cóc ở bên trái bàn thờ. Buổi sáng quay ra bên ngoài với ý nghĩa hút tài lộc, buổi tối quay vào để tránh hao hụt tiền của. 

Có nên lập bàn thờ Thổ Công ở nhà trọ? 

Có nên lập bàn thờ Thổ Công ở nhà trọ? Đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều gia đình đặt ra khi đi thuê trọ mới. Trong trường hợp ở nhà thuê, việc có nên lập bàn thờ Thổ Công hay không còn phụ thuộc vào tình trạng thuê trọ như thế nào. Nếu nhà trọ chỉ là nơi trú ngụ ngắn hạn hoặc thuê nhà tập thể thì không cần thiết phải lập bàn thờ Thổ Công. Bởi vì hầu hết chủ nhà đều đã thờ cúng trên miếng đất chung của gia đình nên việc lập bàn thờ thần linh là không quá cần thiết. 

Mặt khác, nếu gia chủ thuê nhà trọ ở lâu dài hoặc thuê văn phòng để mở công ty, kinh doanh thì nên lập bàn thờ Thổ Công. Theo tín ngưỡng tâm linh, Thổ Công là vị thần cai quản đất đai, nhà cửa, xua đuổi tà khí. Từ đó gia đình an tâm sinh sống, làm ăn. Như vậy, trên đây là lời giải cho thắc mắc có nên lập bàn thờ Thổ Công ở nhà trọ hay không. Hy vọng gia chủ sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích. 

Xem thêm:

>>> Vị Trí Đặt Bàn Thờ Trong Phòng Trọ Chuẩn Phong Thuỷ

Văn khấn chuyển bàn thờ Thổ Công

Mẫu văn khấn chuyển bàn thờ Thổ Công đầy đủ và chính xác nhất:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày: /tháng/năm /20…

Tín chủ con là:……………….tuổi………………….

Hiện đang trú tại:…………………………………….

Kính cáo chư vị Tôn – thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới.

Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ ” Thiên di linh vị Thần đài”, Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí ………sang (địa chỉ, phong ban..v..v..)

Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chắp lễ chắp cầu cho được phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới.

Tín chủ :…………….con xin dập đầu kính bái.

Hôm nay là ngày…………..tháng năm……….

Tín chủ con là:……………, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển bàn thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa.

Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

Kính xin chư vị phù độ cho toàn gia chủ chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.

Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia chúng con xin dập đầu bái tạ!

Mẫu bàn thờ Thổ Công đẹp

Tham khảo thêm hình ảnh các mẫu bàn thờ Thổ Công đẹp, hiện đại nhất hiện nay:

bàn thờ thần tài kết hợp bục tam cấp
Mẫu bàn thờ Thần Tài kết hợp bục tam cấp
lập bàn thờ thổ công
Mẫu bàn thờ Thổ Công mái bằng nhỏ gọn hiện đại
bàn thờ thổ công
Mẫu bàn thờ Thổ Công 2 mái chùa sang trọng

ban tho ong dia than tai 3

bàn thờ Thổ Công đẹp
Bàn thờ Thổ Công kết hợp bục tam cấp kim tiền gỗ tự nhiên bền đẹp
ban thờ thổ công
Mẫu bàn thờ Thổ Công hai mái chùa nhỏ gọn
thờ thổ công
Bàn thờ Thổ Công mái bằng màu vàng sáng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LIÊN HỆ THEO KHU VỰC

CHAT FACEBOOK THEO KHU VỰC

CHAT ZALO THEO KHU VỰC

TÌM SHOWROOM THEO KHU VỰC