Được ví dự như sợi dây vô hình gắn kết hai thế giới âm – dương, bát hương là món đồ thờ cúng tâm linh không thể thiếu trên bàn thờ. Hơn hết, bát hương là nơi giáng ngự của các vị thần thánh và ông bà gia tiên. Tùy vào nhu cầu thờ tự và điều kiện kinh tế mà mỗi gia đình sẽ lựa chọn kích cỡ bát hương sao cho phù hợp.
Sản phẩm được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau như: bát hương đồng, bát hương vàng, bát hương đá, bát hương men rạn, bát hương giả cổ… Tham khảo thêm 30+ bộ bát hương đẹp tại đây.
Lựa chọn kích cỡ bát hương cũng là một trong những tiêu chí quan trọng giúp gia chủ bày trí bàn thờ chuẩn phong thuỷ. Sản phẩm này được thiết kế đa dạng kích thước từ nhỏ đến lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vậy kích cỡ bộ bát hương thờ bao nhiêu là chuẩn phong thuỷ?
Tóm tắt nội dung bài viết
Cách xác định kích cỡ bát hương chuẩn cho từng bàn thờ
Tương tự như trong chế tác bàn thờ, kích thước bát hương cũng được đo đạc bằng thước lỗ ban 39cm. Trước khi lựa chọn kích cỡ bát hương, gia chủ cần xem xét mẫu bàn thờ đang sử dụng trong thờ cúng. Với bàn thờ đứng, sập thờ nên sử dụng bát hương có kích thước lớn như 18cm, 20cm, 22cm, 24cm, 28cm, 30cm. Ngược lại, chỉ nên dùng bát hương dưới 18cm đối với bàn thờ treo tường, bàn thờ Thần Tài nhỏ.
Bàn thờ nhỏ
Với bàn thờ nhỏ như bàn thờ treo tường, bàn thờ Thần Tài hay thờ Phật trên bục nhị cấp, tam cấp, gia chủ nên lựa chọn bát hương có kích cỡ nhỏ để tối ưu diện tích, mang lại may mắn, bình an cho gia chủ như bát hương 11cm, bát hương 16cm và bát hương 18cm.
Bên cạnh đó, với bàn thờ 3 bát hương, gia chủ cũng có thể lựa chọn kích cỡ bát hương trên. Cụ thể:
- Bát hương kích thước 11cm (Nạp Phúc – Cung Vượng): mang ý nghĩa tài lộc dồi dào, may mắn cho gia chủ.
- Kích cỡ bát hương 16cm (Đại Cát – Cung Nghĩa): ý chỉ đại cát đại lợi, sự giàu có về tiền bạc.
- Kích thước bát hương 17cm (Tài Vượng – Cung Nghĩa): Nhiều tiền của, không lo thiếu ăn thiếu mặc.
- Bát hương kích thước 18cm (Ích Lợi – Cung Nghĩa): Thu được lợi, không thị phi.
Bàn thờ lớn, án gian, sập thờ
Với bàn thờ có kích thước lớn như bàn thờ tổ, án gian, sập thờ cao cấp, bát hương lớn sẽ là lựa chọn hoàn hảo giúp không gian thờ cân đối và hài hoà hơn. Dưới đây là một số kích cỡ bát hương đẹp mà gia chủ có thể tham khảo:
- Kích cỡ bát hương 20cm: Phú Quý (cung Quan) mang ý nghĩa về sự giàu có, danh vọng.
- Bát hương kích cỡ 22cm: Tài Lộc (cung Quan) ý chỉ của cải đầy nhà.
- Bát hương kích thước đẹp 28cm: Đăng Khoa (cung Hưng) giúp con cái học hành giỏi giang, đỗ đạt, việc học hành thuận lợi.
- Kích thước bát hương chuẩn phong thuỷ 30cm: Thêm Đinh (cung Hưng) có ý nghĩa gia đình sắp có thêm con/cháu trai.
Đây là những mẫu bát hương có kích thước chuẩn lỗ ban, nằm trong những cung đẹp, mang lại những điều may mắn, an lành.
Kích thước nhị cấp/tam cấp đặt bát hương
Nhị cấp và tam cấp bàn thờ được sử dụng phổ biến, có tác dụng phân biệt thứ cấp trong thờ phụng. Đặc biệt, sản phẩm này được sử dụng tại gia đình thờ 3 bát hương, Phật tử thờ gia tiên và Phật trên cùng một bàn thờ. Kích cỡ bát hương cần vừa vặn với kích thước nhị cấp/tam cấp để không gian thờ được hài hoà và đẹp mắt.
Với bục tam cấp vuông, kích thước từ nhỏ đến lớn thường là 16x16cm, 18×18cm, 20×20cm, 22×22cm, 25x25cm. Hơn nữa, chiều cao bục tam cấp cũng sẽ có sự chênh lệch để đảm bảo thứ tự bát hương từ cao xuống thấp như sau: Bát hương thờ Thần Linh – bát hương Bà Cô Ông Mãnh – bát hương gia tiên.
Kích cỡ chân đế bát hương trên bàn thờ
Bên cạnh bục nhị cấp/tam cấp, chân đế bát hương cũng được sử dụng khá phổ biến. Tác dụng của chân đế bát hương là giữ cho bát hương luôn sạch sẽ, tránh rơi vỡ, xô lệch ảnh hưởng đến phong thuỷ và tài vận của gia chủ.
Chân đế bát hương được làm từ nhiều vật liệu khác nhau: chân đế sứ, chân đế gỗ, chân đế bằng đồng. Chân đế hình tròn có đường kính như sau: 11cm, 13cm, 14cm, 15cm, 17cm, 19cm, 20cm, 22cm, 30cm, 35cm, 40cm…
30 bộ bát hương đẹp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Bên cạnh kích thước, màu sắc, số lượng thì chất liệu là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn bộ bát hương bàn thờ. Mỗi chất liệu đều sở hữu ưu điểm riêng và tương ứng với đó là sự chênh lệch về giá thành. Dưới đây là một số mẫu bát hương đẹp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay mà gia chủ có thể tham khảo cho không gian thờ cúng linh thiêng.
Tham khảo:
>>> Cách Đặt Bát Hương Trên Bàn Thờ Đúng Chuẩn Phong Thủy
Bát hương đồng
Đồng là chất liệu được sử dụng khá phổ biến trong chế tác đồ thờ như bộ đỉnh đồng ngũ sự, hoành phi câu đối và đặc biệt là bát hương. Theo quan niệm của người Á Đông, trên bàn thờ phải có đủ ngũ hành tương sinh tương khắc. Trong đó, bát hương bằng đồng đại diện cho hành Kim.
Về ưu điểm, bộ bát hương thờ bằng đồng sở hữu vẻ đẹp sang trọng, cao cấp. Hoạ tiết được sử dụng cũng vô cùng đa dạng và tinh xảo. Thông thường, bộ bát hương thờ gia tiên được thiết kế quai rồng chắc chắn. Ngoài ra, chất liệu đồng có độ bền vô cùng tốt, không bị nứt gãy.
Về hạn chế, bát hương đồng được đúc thủ công nên khá nặng, giá thành tương đối cao so với bát hương sứ, bát hương gỗ… Hơn nữa, sau thời gian dài sử dụng có thể xuất hiện tình trạng xuống màu đồng làm mất đi vẻ sang trọng ban đầu.
Bát hương đá
Bát hương đá là một dòng bát hương đẹp thường xuất hiện ở đền chùa, miếu mạo hoặc bàn thờ thiên (bàn thờ ngoài trời). Sản phẩm được chế tác từ các tảng đá khối. Dưới đôi bàn tay của người thợ lành nghề, những đường chạm khắc rồng phượng, long chầu mặt nguyệt hiện lên một cách tinh xảo. Bát hương đá thường đi kèm với chân đèn và bàn lễ cùng chất liệu.
Đây là bộ bát hương thờ được sử dụng phổ biến nhờ độ bền cao, khả năng chịu nhiệt tốt. Đó là lý do vì sao, sản phẩm này được sử dụng tại các không gian thờ cúng ngoài trời.
Bát hương gốm sứ
Chất liệu đồ thờ hiện nay chủ yếu có 3 dòng chính: đồ thờ kim loại (đồng, vàng), đồ thờ bằng gỗ và đồ thờ bằng gốm sứ. Trong đó, bộ đồ thờ gốm sứ nói chung và bát hương nói riêng là sản phẩm được đánh giá cao. Sản phẩm sở hữu vẻ ngoài đẹp mắt với hoa văn mang đậm nét văn hoá Việt. Đặc biệt, bát hương gốm sứ không bị gỉ sét theo thời gian nên có tuổi thọ cao nếu sử dụng đúng cách.
Bát hương sứ đắp nổi
Bát hương sứ đắp nổi bao gồm dòng trung và cao cấp. Trong đó bài men, hoạ tiết, màu sắc của bát hương là yếu tố quyết định giá thành của sản phẩm. Tuy nhiên, bát hương men rạn đắp nổi được đánh giá cao nhất, đẹp nhất. Điểm nổi trội của bát hương men rạn đắp nổi nằm ở đường rạn sắc nét, chảy đều trên từng mạch sứ. Nét chìm nổi hoạ tiết được chế tác tỉ mỉ và tinh xảo, tạo nên hồn cho bát hương sứ.
Bát hương in hoạ tiết chìm
Bát hương in hoạ tiết chìm có giá thành rẻ hơn bởi được sản xuất đơn giản hơn. Các thao tác từ tinh luyện đất cho đến in hoạ tiết trên sản phẩm không quá phức tạp giúp tiết kiệm thời gian chế tác. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn toát lên vẻ đẹp độc đáo. Sản phẩm được in nhiều hoạ tiết nổi bật như song long chầu nguyệt, hoa Sen…
Bát hương giả cổ
Những món đồ thờ cúng cổ xưa không chỉ có giá trị vật chất mà còn lưu giữ nét đẹp truyền thống của người Việt từ bao đời nay. Tuy nhiên, sản phẩm có giới hạn, giá thành đắt đỏ, thậm chí được đấu giá từ các ông lớn trong giới săn đồ cổ. Do đó, bát hương giả cổ ra đời đã đáp ứng nhu cầu của nhiều gia đình.
Sản phẩm được chế tác tỉ mỉ, sử dụng cốt men nét, không bị co men hay mất men. Hơn nữa về hình thức, bát hương giả cổ còn được in nhiều hoạ tiết đẹp mắt, tôn lên sự trang nghiêm cho chốn thờ tự linh thiêng.
Bát hương dát vàng
Sản phẩm cao cấp nhất là các mẫu bát hương dát vàng 9999, dát vàng 24k. Ngoài ra, bát hương men lam vẽ vàng cũng là sản phẩm giá rẻ được nhiều gia đình lựa chọn. Sắc vàng sang trọng kết hợp cùng hoa văn long chầu mặt nguyệt càng giúp cho bát hương toát lên vẻ đẹp sang trọng nhưng không kém phần trang nghiêm.
Giá bát hương dát vàng đa dạng nhưng phần lớn phụ thuộc vào chất liệu chế tác.
Bộ bát hương cổ thời Nguyễn
Năm 2014, cán bộ Bảo tàng Hà Tĩnh vừa sưu tầm được nhóm cổ vật quý hiếm bao gồm chậu, bình vôi, ống nhổ và bát hương cổ thời Nguyễn tại một gia đình tại xóm Tân quý, xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà.
Trong đó, bát hương cổ thời Nguyễn được làm bằng gốm men trắng vẽ lam, nung ở nhiệt độ từ 1200 – 1300 độ C; cao 10,5cm; đường kính miệng 24,5cm; đường kính đáy 12cm. Bên ngoài được tráng men trắng, trang trí rộng triều mặt nguyệt bằng phương pháp vẽ lam cách điệu.
Bộ bát hương hoa Sen
Bát hương hoa Sen được sử dụng cả trong thờ Phật và thờ gia tiên. Hình ảnh hoa Sen vừa gia tăng giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm, vừa mang lại sự bình an, ấm cúng và thanh tịnh. Ngoài ra, người ta tin rằng, bát hương hoa Sen còn trung hoà được những điều không may, bực bội, giúp gia đạo bình an, hạnh phúc.
Lưu ý khi bài trí bát hương trên bàn thờ gia tiên
Bát hương là vật phẩm thờ cúng vô cùng quan trọng nên gia chủ không được phép lựa chọn qua loa hay bài trí hời hợt. Bởi lẽ người xưa có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn và bài trí bát hương gia tiên.
- Không sử dụng bát hương đá cho bàn thờ tại gia: Bát hương bằng đá chỉ phù hợp với không gian thờ tại đình chùa, miếu mộ.
- Tuyệt đối không tùy tiện xê dịch bát hương: Bát hương đặt chính giữa bàn thờ, ngoài lúc bao sái và chuyển bàn thờ thì không được tuỳ tiện xê dịch bát hương. Điều này gây “động chạm” đến đấng linh thiêng, ông bà gia tiên, không tốt trong phong thuỷ.
- Khi bao sái bát hương hay bốc bát hương mới đều phải khấn gia tiên trước để báo cáo với các vị thần linh, gia tiên.
Tham khảo:
>>> Bát Hương Bị Xê Dịch Phải Làm Sao? Cách Xử Lý Tốt Nhất
>>> Bát Hương Có Lộc Như Thế Nào? Làm Gì Để Bát Hương Có Lộc?
Như vậy, trên đây là một số mẫu bát hương đẹp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết vừa rồi, quý khách hàng sẽ lựa chọn được sản phẩm phù hợp với không gian thờ tại gia.