Hướng Dẫn Cách Lập Bàn Thờ Cha Mẹ Chi Tiết Nhất 2024

Cách lập bàn thờ cha mẹ là vấn đề được nhiều gia đình quan tâm. Bởi lẽ, đây là chốn thờ phụng để tưởng nhớ, bày tỏ tình yêu thương, sự kính trọng với đấng sinh thành, dưỡng dục. 

Để tạo sự gần gũi, linh thiêng, tránh phạm phải những tội đại kỵ trong thờ cúng, chuyên gia của Bàn Thờ Tâm Việt sẽ hướng dẫn gia chủ cách lập bàn thờ cha mẹ chi tiết, chuẩn phong thủy. 

Ý nghĩa của việc lập bàn thờ cha mẹ 

Bản chất của việc thờ cúng tổ tiên chính là niềm tin vào mối liên hệ mật thiết giữa hai thế giới âm dương. Đây là nét đẹp văn hóa được lưu truyền trong dân gian rằng có tổ tông thì ắt phải có nghi lễ thờ cúng.

Trong đó, lập bàn thờ cha mẹ chính là cách để con cái trong gia đình luôn nhớ đến công ơn cao cả của các bậc sinh thành. Cách lập bàn thờ cha mẹ dù không cần quá câu nệ nhưng tuyệt đối không được phép qua loa, xuề xòa. 

cách lập bàn thờ cha mẹ
Lập bàn thờ cha mẹ thể hiện tấm lòng hiếu kính của con cái đối với đấng sinh thành, dưỡng dục

Bởi vì điều quan trọng nhất trong cách lập bàn thờ cha mẹ chính là tấm lòng thành kính. Gia chủ có thể thắp hương cho bàn thờ hàng ngày vào khoảng 6 – 7 giờ sáng hoặc từ 5 – 7 giờ tối. Vào những dịp lễ Tết quan trọng cần chuẩn bị lễ cúng chu đáo với mâm quả, chén nước, bình hoa tươi

Chọn ngày lành tháng tốt để lập bàn thờ cha mẹ 

Trước khi lập bàn thờ, gia chủ cần xem ngày lành tháng tốt, tránh những ngày hung gây ảnh hưởng không tốt đến tâm linh, phong thủy của gia đình. Trong đó, một trong những điều quan trọng nhất cần lưu ý chính là tránh những năm tam tai. Cụ thể như sau:

  • Tuổi Tý, Thìn, Thân: Tránh năm Mão, Dần, Thìn. 
  • Tuổi Tỵ, Sửu, Dậu: Tránh năm Tý, Sửu, Hợi. 
  • Tuổi Hợi, Mùi, Mão: Tránh năm Ngọ, tỵ, Mùi. 
  • Tuổi Ngọ, Tuất, Dậu: Tránh năm Thân, Tuất, Dậu.

Theo quan niệm dân gian, cứ sau 12 năm, mỗi con giáp sẽ có 3 năm hạn liên tiếp gọi là “Tam Tai”. Người bị hạn thường sẽ không may mắn, suôn sẻ trong công việc và sức khỏe, thất thoát về tiền bạc, kinh doanh không thuận lợi. Vì thế, cần hạn chế tiến hành các nghi lễ quan trọng để tránh vướng phải những điều xui rủi. 

xem ngày lập bàn thờ cha mẹ
Lựa chọn ngày lành tháng tốt lập bàn thờ cha mẹ

Bên cạnh đó, cách lập bàn thờ cha mẹ chuẩn phong thủy cần dựa vào ngày giờ đẹp trong tháng với những tiêu chí như sau:

  • Lựa chọn những ngày không xung với tuổi của gia chủ. 
  • Tránh các ngày Thiên Cẩu và Sát Sư .
  • Nên lập bàn thờ vào ngày hoàng đạo. Đây là những ngày mà các vị thần linh giáng trần nên việc cúng bái, xin phước lành sẽ diễn ra một cách suôn sẻ, thuận lợi hơn. 

Trong trường hợp không am hiểu về ngày giờ hoàng đạo trong phong thủy, tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến của các thầy phong thủy, không được tự ý lập bàn thờ theo sở thích cá nhân. Như vậy sẽ rất dễ mắc phải những điều kiêng kỵ trong tâm linh. 

Vị trí, cách lập bàn thờ cha mẹ chuẩn phong thủy 

Vị trí và hướng đặt là hai yếu tố vô cùng quan trọng trong cách lập bàn thờ cha mẹ. Đối với gia đình ở nhà đất có diện tích rộng rãi, bàn thờ cha mẹ thường được đặt trong phòng thờ riêng, tách biệt với không gian sinh hoạt của gia đình. 

Còn đối với gia đình đang ở chung cư hay nhà liền kề thì diện tích dành cho không gian thờ cúng sẽ bị thu hẹp lại. Lúc này, bàn thờ treo tường là sự lựa chọn tối ưu hơn cả. Vị trí lắp đặt bàn thờ treo tường thường sẽ là ở phòng khách – nơi trang trọng nhất trong tổng thể ngôi nhà. 

vị trí đặt bàn thờ cha mẹ
Cách lập bàn thờ cha mẹ cần được thực hiện chu đáo.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý một số điều kiêng kỵ trong cách lập bàn thờ cha mẹ: 

  • Đặt bàn thờ hướng ra cửa chính, tránh đặt ngược hướng nhà sẽ dẫn đến tình trạng tương phản âm dương. Từ đó khiến cho gia đình thường xuyên cãi vã, lục đục. 
  • Không đặt bàn thờ hướng về góc khuất tối tăm hay những không gian trần tục như phòng ngủ, nhà vệ sinh. 
  • Không lập bàn thờ cha mẹ ở những nơi ồn ào gây mất đi sự thành tịnh của không gian thờ cúng. 

Lập bàn thờ cha mẹ theo hướng nào?

Theo các chuyên gia phong thủy, việc xác định hướng đặt bàn thờ cha mẹ cần dựa vào mệnh của gia chủ, tức là người trụ cột trong gia đình. Cụ thể: 

lập bàn thờ cha mẹ
Lựa chọn hướng lập bàn thờ hợp với mệnh của gia chủ và tránh hướng Ngũ Quỷ
  • Gia chủ mệnh Thủy, Mộc, Hỏa nên đặt bàn thờ theo hướng Đông,  Đông Nam, Nam, Bắc. 
  • Gia chủ mệnh Thổ và Kim nên đặt bàn thờ theo hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam. 
  • Tuyệt đối không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ Quỷ như Đông Bắc, Tây Nam. 
  • Không đặt bàn thờ ở hướng Đông Bắc nhìn ra hướng Tây Nam. 
  • 2 hướng đặt bàn thờ cha mẹ đẹp nhất là Thiên Lộc và Quý Nhân. 

Cách lập bàn thờ cha mẹ chi tiết nhất 

Thông thường, các cặp vợ chồng mới cưới ra ở riêng hoặc con trai thứ sẽ lập bàn thờ ông bà, cha mẹ để tiện cho việc thờ cúng. 

Ngoài ra, theo quan niệm của người Việt, mục đích của việc lập bàn thờ cha mẹ chính là để con cháu xa quê hương có chốn thờ tự, nhang khói cho ông bà, cha mẹ. Đặc biệt là vào những ngày lễ, Tết, giỗ chạp,… 

Vì thế, cách lập bàn thờ cha mẹ luôn được thực hiện một cách chỉn chu và trang trọng nhất. Dưới đây là cách lập bàn thờ cha mẹ chính xác và chi tiết nhất:

văn khấn lập bàn thờ cha mẹ
Đọc văn khấn lập bàn thờ cha mẹ
  • Lau dọn, thanh tẩy bàn thờ một cách sạch sẽ từ mặt bàn cho đến các vật phẩm thờ cúng cần thiết. Nhìn chung, các vật phẩm thờ cha mẹ và cách sắp xếp cũng tương tự như trên thờ gia tiên. 

Xem thêm: 

>>> Bàn thờ gia tiên gồm những gì? Sắp xếp và bài trí đúng cách 

  • Gia chủ phải làm lễ báo cáo với gia tiên về việc lập bàn thờ cha mẹ. Đồng thời, xin phép chuyển một lư hương phụ hoặc một vài nén hương đang cháy quan bàn thờ cha mẹ để tiếp tục tiến hành nghi lễ. 
  • Lễ lập bàn thờ sẽ bao gồm: Đĩa hoa quả, bình hoa tươi, một con gà luộc, thịt lợn luộc, xôi trắng, trầu cau, rượu trắng, gạo, muối, nước,… 
  • Sau khi đã đến giờ hoàng đạo, người đại diện sẽ thắp nhang đọc văn khấn lập bàn thờ cha mẹ. 
  • Sau khi hương tàn, gia chủ có thể hạ lễ và thụ lộc. Tránh để thực phẩm trên bàn thờ quá lâu, vừa khiến thực phẩm bị hư hại, vừa làm hao tổn tiền tài của gia chủ.   

Một số lưu ý khi lập bàn thờ cha mẹ chuẩn 

Chuẩn bị vật phẩm thờ cúng đầy đủ 

Vật phẩm thờ cúng cha mẹ cần được chuẩn bị một cách tươm tất và chu đáo, tuyệt đối không chuẩn bị một cách qua loa. Vật phẩm bày trí lên bàn thờ cha mẹ cần đầy đủ các món lễ vật như: 

  • Mâm lễ mặn: Thịt gà luộc, xôi trắng, các món xào, canh…
  • Mâm ngũ quả
  • Bình hoa 
  • Vàng hương 
  • Rượu thờ 
  • Hũ gạo, muối, nước

Không lập bàn thờ vào ngày xấu, kiêng kỵ 

Theo phong thủy, lập bàn thờ cha mẹ nên tránh lập bàn thờ vào những ngày xấu bởi nó sẽ mang đến cho gia chủ nhiều điều không may mắn. Việc chọn ngày tốt lập bàn thờ sẽ giúp giúp cho gia chủ trên trần thế được bình an, mọi việc thuận lợi cũng như giúp cha mẹ dưới cửu tuyền được an yên, phù hộ độ trì cho con cháu. 

Thường xuyên vệ sinh bàn thờ sạch sẽ

Bàn thờ cha mẹ cần được lau rửa thường xuyên, đảm bảo việc thờ cúng luôn được khang trang, sạch sẽ. Việc lau dọn vệ sinh bàn thờ cha mẹ còn giúp không gian thờ cúng trở nên ấm áp và có ánh sáng tự nhiên. Đồng thời, dọn dẹp bàn thờ cha mẹ cũng là hành động thể hiện tấm lòng hiếu đạo, sự tôn kính của con cháu. 

Sắp xếp di ảnh theo cấp bậc 

Trong gia đình, cha mẹ có vị trí thấp hơn ông bà tổ tiên do đó khi sắp xếp di ảnh trên bàn thờ gia chủ cần sắp xếp theo thứ bậc. Thông thường, di ảnh bố mẹ luôn được đặt thấp hơn so với những bậc tổ tiên đã khuất. Do đó, gia chủ cần hết sức lưu ý khi sắp xếp di ảnh trên bàn thờ, tránh gây bất kính với gia tiên.

Như vậy, cách lập bàn thờ cha mẹ cách sắp xếp bàn thờ gia tiên càng chỉn chu bao nhiêu càng thể hiện rõ tấm lòng hiếu kính của con cháu đối với thế hệ đi trước. Thờ phụng cha mẹ không phải là trách nhiệm mà còn là cách để giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LIÊN HỆ THEO KHU VỰC

CHAT FACEBOOK THEO KHU VỰC

CHAT ZALO THEO KHU VỰC

TÌM SHOWROOM THEO KHU VỰC