Cách Lập Điện Thờ Tại Gia Tam Tứ Phủ Và Lưu Ý Quan Trọng

Cách lập điện thờ tại gia không phải là do gia chủ muốn lập điện thờ tại gia mà có thể lập được mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như căn duyên của thanh đồng với nhà Thánh, lòng thành tâm muốn thờ phụng tứ phủ của thanh đồng. Khi lập điện thờ tại gia, thanh đồng cũng cần chú ý đến một số điều cơ bản để việc thờ phụng được chu đáo, không mắc phải sai sót gây bất kính với bề trên. Thông thường, khi nhắc đến lập điện thờ tại gia có thể hiểu đây chính là việc lập điện thờ tứ phủ. 

Điện thờ Tứ Phủ là gì? 

Cách lập điện thờ tứ phủ tại gia
Điện thờ phụng linh thiêng, thành tâm

Điện là nơi dành cho vua chúa, thần, Phật về ngự và là nơi thờ Thánh Mẫu, công đồng Tam Tứ phủ trong tín ngưỡng tôn giáo Tam – Tứ phủ. Lập điện tại gia thường lớn hơn miếu nhưng nhỏ hơn đền và phủ. 

Điện thờ tứ phủ là nơi làm việc của các quan âm, chư vị thần linh bốn miền: thiên phủ, địa phủ, nhạc phủ, thoải phủ. 

  • Thiên phủ có màu đỏ do Mẫu Cửu cai quản: Gồm các chư vị thần linh cai quản bầu trời. 
  • Địa phủ có màu vàng là nơi cai quản của Mẫu Liễu: Gồm các chư vị thần linh cai quản vùng đất đai. 
  • Thủy Phủ có màu trắng là nơi cai quản quản của Mẫu Thoải: Gồm các chư vị thần linh cai quản miền sông nước.
  • Nhạc Phủ có màu xanh là nơi cai quản của Mẫu Thượng Ngàn: Gồm các chư vị thần linh cai quản miền rừng núi. 

Chuẩn bị trước khi lập điện thờ Tứ Phủ 

Lập điện thờ tại gia chính là việc mời thần thánh thánh đến nhà để thờ phụng. Trong cách lập điện thờ tai gia tam tứ phủ, điều quan trọng nhất là người lập phải ứng với người có căn số, làm được việc của nhà Thánh. Trước khi lập điện tại gia, người lập điện ít nhất phải trải qua nghi thức trình đồng mở phủ và trở thành Thanh Đồng. Thanh Đồng phải hiểu về nghi thức, nghi lễ trong việc thờ Tứ phủ và gắn với việc thờ Tứ Phủ lâu dài. 

Chọn nơi cất lập điện theo mộng cơ duyên của gia chủ với vị thần có căn, xử lý phần đất, thay cát mới vào nơi xây dựng điện thời. Không được xây gần nhà vệ sinh. Đặt cửa bản hướng ra nơi có ánh sáng tốt, không để hướng bản điện ngược với hướng nhà. Người lập điện cũng cần cân nhắc người kế tục khi về già. Bởi lập điện thờ tại nhà là mời thần thánh tới nhà, nếu sau này người lập điện già đi mà không có người kế tục, phải giải điện thì sẽ giống như đuổi thần thánh đi. Như vậy, ít nhiều đều sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến gia chủ. 

Cách lập điện thờ tại gia 

Cách lập bàn thờ tứ phủ tại gia
Bàn thờ tứ phủ được trang trí đầy đủ vật phẩm

Khi tiến hành lập bàn thờ tứ phủ, gia chủ cần chú ý đến cách lập điện thờ tại gia tam tứ phủ. Đặc biệt là đặt đúng vị trí các ban. Thông thường điện thờ Tứ phủ ngoài tượng Thánh Mẫu thường gồm nhiều tượng Thần, Phật khác. Khi bài trí tượng thanh đồng cần đặc biệt chú ý tránh đặt nhầm vị trí, phạm lỗi với thần thánh. 

  • Đại diện hàng chư Phật có Phật Bà Quan Âm được đặt ở hàng cao nhất. Sau đó là đến Ngọc Hoàng Thượng Đế đại diện cho hàng Tứ Phủ Vua Cha. 
  • Tiếp sau Ngọc Hoàng là đến hàng Thánh Mẫu. Theo khảo cứu các huyền tích và các văn bản chầu, khoa cúng cho rằng trong thần điện của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ có bốn vị Thánh Mẫu bao gồm: Thánh Mẫu Cửu trùng, Thánh Mẫu Thần Chủ (Mẫu Liễu Hạnh), Mẫu Thoải và Thánh Mẫu Thượng Ngàn. 
  • Sau hàng Thánh Mẫu là hàng Ngũ vị Vương Quan, Thập nhị Chầu Bà, tiếp đến là Thập vị Ông Hoàng, các vị Thánh Cô, Thánh Cậu. 
  • Bên trái ban Công đồng là ban thờ Sơn trang, bên phải ban công đồng là ban thờ Trần triều. 
  • Phía đối diện ngoài điện thờ sẽ có 1 lầu Cô, 1 lầu Cậu. Đôi khi lầu cô, lầu cậu được đặt thở ở hai bên cửa điện thờ. Phía ngoài sân điện có Mẫu Thương Thiên. 

Cách lập điện thờ tại gia khá đơn giản, nhưng yêu cầu gia chủ phải đặc biệt chú ý để tránh mắc sai sót. 

Chú ý khi thỉnh tượng Tứ Phủ 

Khi thỉnh tượng tứ phủ cần chọn những bức tượng trang nghiêm, không bị bong tróc sơn, xước hay sứt mẻ. Tùy vào điều kiện mà gia chủ không nhất thiết phải thỉnh đủ các tượng thánh, tượng mẫu. Nếu gia chủ thật sự thành tâm thì chỉ cần đặt một pho tượng Mẫu hay bốc bát nhang chỉ cần thỉnh những vị đại diện là được. 

Sau khi thỉnh tượng tứ phủ về nhà, không được đặt dưới nơi ẩm thấp. Cần làm lễ, khai quang điểm nhãn rước tượng về nhà, nếu rước được tượng từ đền về nhà là tốt nhất. Nếu Nếu không có điều kiện thì chỉ cần bốc bát nhang ghi rõ duệ hiệu các bị Thánh cũng không sao. 

Lưu ý sau khi lập điện thờ Tứ Phủ 

Lập điện thờ tại gia
Điện thờ được đặt ở nơi nghiêm trang

Sau khi lập điện thờ phải giữ gìn phép tắc, lễ nghi lâu dài, không được lập rồi bỏ. Luôn phải sắm đầy đủ thiết lễ, ngày rằm mùng một. Hàng ngày dâng nước, lên hương, thỉnh chuông bái chuông sáng chiều. Một năm hầu đồng ít nhất hai lần. Cần chú ý thực hiện nghiêm túc việc thờ tự, không được lơ là bởi đó là hành động có lỗi với thánh thần. Thờ phụng tứ phủ cũng được coi là một việc làm xuất phát thì tấm lòng của gia chủ. Việc lập điện và thờ cúng tứ phủ cũng không có quá nhiều yêu cầu khắt khe, chỉ là những nghi thức cúng lễ cơ bản. Vì thế chỉ cần Thanh đồng thành tâm một lòng hướng đến tứ phủ thì sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, thuận lợi. 

Như vậy, qua đây Tâm Việt đã hướng dẫn cách lập điện thờ tại gia chi tiết nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp gia chủ có thêm nhiều thông tin hữu ích. 

Tham khảo thêm:

>>> Hướng Dẫn Cách Lập Bàn Thờ Mẫu Chuẩn Cho Đồng Anh Lính Chị

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LIÊN HỆ THEO KHU VỰC

CHAT FACEBOOK THEO KHU VỰC

CHAT ZALO THEO KHU VỰC

TÌM SHOWROOM THEO KHU VỰC