Bên cạnh việc lau dọn sạch sẽ thì trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết sẽ giúp không gian thờ phụng đẹp mắt và trang nghiêm hơn. Do đó, vào ngày đầu năm mới, nhiều doanh nghiệp, công ty, gia đình kinh doanh buôn bán thường sẽ chuẩn bị đồ trang trí chu đáo, tươm tất cho ban thờ Thần Tài.
Tóm tắt nội dung bài viết
Trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết gồm những gì?
Việc sửa soạn, trang trí bàn thờ Thần Tài – Ông Địa vào ngày Tết là cách để gia chủ bảy tỏ lòng thành kính đối với các vị thần. Song bên cạnh cũng là để cầu mong vào những điều tốt đẹp, một năm mới “mưa thuận gió hòa”.
Để bày bàn thờ Ông Địa – Thần Tài ngày Tết, trước tiên gia chủ phải chuẩn bị tươm tất những vật phẩm thờ cúng cần thiết. Thêm vào đó là lựa chọn những đồ vật trang trí phù hợp để bàn thờ ngày Tết đẹp mắt, hài hòa hơn.
Vật phẩm thờ cúng
Nhìn chung, những vật phẩm thờ cúng nên giữ nguyên, chỉ lau dọn sạch sẽ, không có sự thay đổi về vị trí đặt. Trong đó, một số vật phẩm như bình hoa, mâm bồng, 3 hoặc 5 chén nước có thể thay mới trong trường hợp cần thiết.
Tuyệt đối không được thay đổi bát hương hoặc dịch chuyển tùy ý vì đây là điều cấm kỵ trong thờ tự. Ngoài ra, cũng nên cắt, tỉa chân nhang cho gọn gàng vào ngày 23 tháng Chạp. Lưu ý, số chân nhang còn lại trên bát hương phải là số lẻ (3, 5, 7, 9), phần chân nhang đã rút nên đốt và rải ra vườn hoặc sông suối.
Vào những ngày cuối năm cần thay 3 hũ gạo, muối và nước để khởi đầu một năm mới đủ đầy, sung túc. Sau khi thay, tiếp tục đặt 3 hũ đầy vào vị trí ban đầu.
Hoa cắm bàn thờ Thần Tài – Ông Địa ngày Tết
Bình hoa cũng là một trong những vật phẩm thờ cúng quan trọng được dùng để trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết. Không chỉ mang hương, mang sắc, mỗi loại hoa lại mang một ý nghĩa phong thủy tốt lành.
- Hoa cúc vàng: Vốn mang trong mình sức sống mãnh liệt, lâu tàn, hoa cúc vàng là biểu tượng đẹp về sự trường thọ. Bên cạnh đó còn tượng trưng cho tấm lòng cao thượng, hiếu thảo của con cháu đối với các vị thần. Do đó, đây là loại hoa thường được sử dụng để trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết.
- Hoa đồng tiền: Loại hoa này được lựa chọn để chưng bàn thờ với mong ước cả năm may mắn, tài lộc, sức khỏe dồi dào. Sắc hoa rực rỡ, cánh hoa bung nở đẹp đẽ, hy vọng vào một năm mới đầy khởi sắc.
- Hoa hồng đỏ: Mang trong mình vẻ đẹp kiêu sa, mỹ lệ, sắc đỏ của hoa hồng tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, đủ đầy.
- Hoa huệ trắng: Đây là loại hoa phù hợp để thờ cúng trong những dịp lễ Tết lớn. Sắc trắng thuần khiết của hoa huệ phù hợp với những nơi trang nghiêm, thể hiện mong cầu về sự sung túc, ấm no.
Bày biện mâm ngũ quả đẹp mắt
Khi bày bàn thờ Ông Địa ngày Tết, gia chủ cũng cần phải chuẩn bị mâm ngũ quả đẹp mắt. Mâm ngũ quả được dùng để trang trí bàn thờ Thần Tài phải được chọn lọc kỹ càng. Trong đó, một số loại quả mang ý nghĩa tiền tài, may mắn có thể sử dụng như phật thủ, lê, đào, lựu, hồng, dưa hấu,…
Đèn trang trí bàn thờ Thần Tài ngày Tết
Hiện nay, nhiều gia đình lựa chọn đèn thờ để trang trí không gian thờ tự Thần Tài – Ông Địa được đẹp mắt và nổi bật hơn. Từ bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên cho đến bàn thờ Thần Tài, đèn thờ là biểu tượng giữ lửa, là cầu nối giữa hai thế giới vô hình và hữu hình.
Đèn thờ trang trí có ánh sáng nhẹ, duy trì ánh sáng liên tục, vừa tạo cảm giác ấm cúng, linh thiêng, vừa giúp bàn thờ thêm nổi bật, thu hút.
Tuy nhiên, khi lựa chọn đèn trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết, gia chủ cũng cần lưu ý:
- Chọn đèn thờ phù hợp với kích thước của bàn thờ, không lựa chọn sản phẩm quá to hoặc quá nhỏ vì như vậy sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ cho không gian.
- Không nên chọn đèn thờ có màu sắc quà lòe loẹt mà nên ưu tiên ánh sáng trầm ấm, nhẹ nhàng để không khí tôn nghiêm và trang trọng hơn.
Tranh chưng bàn thờ Ông Địa – Thần Tài
Tranh trúc chỉ luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong không gian thờ cúng. Hiện nay, rất nhiều gia đình sử dụng tranh trúc chỉ để trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết. Bởi lẽ, nó đem lại cảm giác ấm cúng, thấm đượm tinh thần truyền thống dân tộc sâu sắc.
Xu hướng trang trí tranh trúc chỉ tại bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên đã xuất hiện cách đây khá lâu. Song với bàn thờ Ông Địa – Thần Tài thì không phổ biến như vậy.
Tùy thuộc vào kích thước bàn thờ, không gian kiến trúc cũng như nhu cầu trang trí mà gia chủ có thể đặt tranh tại nhiều vị trí khác nhau. Nhiều người lựa chọn tranh trúc chỉ hình tròn, kích thước nhỏ đặt bên trong vị trí của bài vị.
Mặt khác, việc đặt tranh trúc chỉ nằm phía sau, bên trên bàn thờ Thần Tài cũng giúp cho không gian ấm cúng và trang nghiêm hơn.
>> Tổng hợp các mẫu tranh trúc chỉ đẹp, độc đáo nhất hiện nay
Bày bàn thờ Thần Tài – Ông Địa ngày Tết cần lưu ý những gì?
Nhìn chung, khi trang trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài ngày Tết, gia chủ cần phải lưu ý những điều sau:
- Lau dọn bàn thờ sạch sẽ trước khi tiến hành trang trí đèn thờ hoặc tranh trúc chỉ.
- Bắt buộc phải sử dụng hoa quả tươi, tuyệt đối không dùng hoa quả đã héo úa vì sẽ phạm phải tội bất kính với bề trên.
- Trong quá trình trang trí, không di chuyển và xê dịch bàn thờ, đặc biệt là bát hương.
Tóm lại, bàn thờ Ông Địa ngày Tết phải được lau dọn và trang trí đẹp mắt để có một khởi đầu thuận lợi, suôn sẻ hơn. Hy vọng những chia sẻ hữu ích vừa rồi sẽ giúp bạn đọc chuẩn bị tươm tất, chỉnh chu cho không gian thờ tự linh thiêng, ấm cúng.