Nhà thờ Đức Bà nằm ở trung tâm Quận 1 (TP. HCM) được ví như biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh, nổi bật với kiến trúc Pháp cổ. Trải qua nhiều năm đón gió, phơi sương nhưng nơi đây vẫn giữ nguyên nét đẹp cổ kính và ấn tượng thuở ban đầu. Ở bài viết dưới đây, Bàn Thờ Tâm Việt xin chia sẻ một số kinh nghiệm quý báu dành cho những du khách lần có dịp đến tham quan Nhà thờ Đức Bà.
Tóm tắt nội dung bài viết
Nhà thờ Đức Bà ở đâu?
Nhà thờ Đức Bà là tên gọi của Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn. Tên chính thức là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Địa chỉ cụ thể tại Công trường Công Xã Paris, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Về một số kích thước cụ thể, nhà thờ có tổng chiều dài 91m, chiều rộng 35.5m, vòm mái chính cao 21m và 2 tháp chuông 2 bên cao gần 57m. Nhà thờ mang đậm lối kiến trúc cổ của Pháp, được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư J.Bourard. Đây chính xác là địa điểm mà du khách không thể bỏ lỡ khi ghé thăm thành phố mang tên Bác.
Kiến trúc nhà thờ Đức Bà
Sau hơn 1 thế kỷ xây dựng, nhà thờ Đức Bà vẫn là một trong những điểm đến được rất nhiều du khách lựa chọn khi đặt chân đến TP. Hồ Chí Minh hoa lệ. Đây là công trình kiến trúc độc đáo sở hữu nhiều điểm sáng như sau:
Toà thánh đường
Toà thánh đường nằm bên trong nhà thờ Đức Bà được thiết kế đặc biệt gồm 1 lòng chính, 2 lòng phụ và 2 dãy nhà nguyện. Tổng chiều dài thánh đường là 93m, chiều rộng lên tới 35m và chiều cao mái vòm là 21m. Với diện tích này, nhà thờ Đức Bà bên trong thánh đường có sức chứa lên đến 1.200 người.
Tháp chuông nhà thờ
Đây là công trình được ví như linh hồn của nhà thờ. Ban đầu, công trình chỉ có 2 tháp chuông cao 36.6 m và không có mái. Vào năm 1895, thánh đường xây thêm 2 mái chóp để che gác chuông, cao 21m. Như vậy, tổng thiết kế lên tới 57m. Sau đó, công trình treo thêm 6 chuông gồm 6 âm (đồ, rê, mi, son, la, si) được treo trên 2 tháp chuông. Trên mặt mỗi quả chuông đều được chạm khắc hoạ tiết tinh xảo.
Khu vực các bàn thờ
Khu vực các bàn thờ tại nhà thờ Đức Bà TP. HCM cũng là điểm đến mà du khách chắc chắn phải ghé thăm. Các mẫu bàn thờ tại đây đều được chạm khắc tinh tế bằng vật liệu đá cẩm thạch nguyên khối. Đặc biệt, có tới 56 ô cửa kính nhiều màu được ghép lại với nhau tạo thành hình ảnh trọn vẹn, ấn tượng về cả hình thức lẫn ý nghĩa ẩn bên trong đó.
Khu vực công viên phía ngoài nhà thờ chính
Công viên phía bên ngoài nhà thờ chính là khu vực mà giới trẻ nhiệt tình check – in. Nằm ở vị trí trung tâm của khuôn viên mặt trước toà thánh đường là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình được điêu khắc bởi G.Ciocchetti vào năm 1959. Tượng cao 4.6m, nặng 8 tấn và được làm từ đá cẩm thạch trắng của Italy.
Phương tiện di chuyển tới nhà thờ Đức Bà
Nằm ở trung tâm quận 1, nhà thờ Chính tòa Đức Bà là địa điểm quen thuộc mà bất cứ “thổ địa” nào ở TP.Hồ Chí Minh cũng biết. Du khách có thể đến Nhà thờ bằng phương tiện cá nhân hoặc gọi xe ôm, xích lô, xe bus, taxi với chi phí hợp lý.
Trong trường hợp di chuyển bằng phương tiện cá nhân, bạn đi theo hướng dẫn của bản đồ rồi gửi xe tại trường Hoà Bình, Hội trường Thống nhất hoặc Nhà văn hóa Thanh Niên.
Nhà thờ Đức Bà mở cửa lúc mấy giờ?
Giờ lễ nhà thờ Đức Bà:
- Từ thứ 2 đến thứ 7: 5h30; 17h30
- Chủ Nhật: các giờ gồm: 5h30; 6h45; 8h00; 9h30 (thánh lễ bằng tiếng Anh); 16h00; 17h15; 18h30.
Cụ thể, theo lịch lễ nhà thờ Đức Bà, ngày thường nhà thờ sẽ có 2 thánh lễ diễn ra, 1 thánh lễ bắt đầu lúc 5h30 sáng và 1 thánh lễ buổi chiều lúc 17h30. Riêng ngày Chúa Nhật sẽ có 7 thánh lễ, diễn ra lúc 5h30 sáng, 6h45 sáng, 8h sáng, 9h30 sáng (thánh lễ bằng tiếng Anh), 16h chiều, 17h30 chiều và 18h30 chiều.
Tuy nhiên, giờ lễ và lịch lễ tại nhà thờ có thể thay đổi tùy thuộc vào quá trình trùng tu (nếu có).
Ngoài ra, sau khi tham quan nhà thờ Đức Bà, du khách có thể ghé thăm những địa danh nổi tiếng như: dinh độc lập, hồ con rùa, bảo tàng lịch sử Việt Nam, tháp Bitexco Financial Tower, phố đi bộ Nguyễn Huệ, chợ Bến Thành…