Hướng Dẫn Cách Trang Trí Bàn Thờ Ngày Tết Đẹp, Đơn Giản 

Vào những ngày cuối cùng của năm mới, các thành viên trong gia đình đều cùng nhau dọn dẹp và trang trí bàn thờ ngày Tết. Bởi lẽ, Tết Nguyên Đán là ngày Tết lớn nhất trong năm. Đây là dịp quan trọng để con cháu tề tựu đông đủ, mời ông bà tổ tiên về chung vui, hưởng lộc với con cháu. 

Tầm quan trọng của việc trang trí bàn thờ ngày Tết 

Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, là dịp để nhắc nhở con người nhớ về nguồn cội. Trong đó, thờ cúng tổ tiên ngày Tết là một nghi thức tâm linh được truyền qua nhiều thế hệ, thấm đượm tính nhân văn và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. 

trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết
Trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết

Trang trí bàn thờ gia tiên chủ yếu sẽ là lau dọn đồ thờ cúng, trang trí thêm một số vật phẩm sao cho tổng thể bàn thờ đẹp mắt và trang trọng. Mục đích của việc trang trí bàn thờ ngày Tết chính là để tạo sự gắn kết giữa hai thế giới hữu hình và vô hình. 

cách trang trí bàn thờ ngày tết
Trang trí bàn thờ ngày tết thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu với gia tiên

Song bên cạnh đó cũng là để bày tỏ lòng thành kính, sửa sang lại chốn thờ tự để bề trên về hưởng lộc. Mọi công việc được chuẩn bị càng cẩn thận thì càng thể hiện được lòng thành, sự hiếu kính của con cháu đối với gia tiên. 

Chính vì thế, vào những ngày cuối năm, các thành viên trong gia đình thường dành thời gian để cùng nhau dọn dẹp nhà cửa nói chung và bàn thờ nói riêng. 

Nên trang trí bàn thờ ngày Tết khi nào?

Theo quan niệm văn hóa Á Đông, người ta quan niệm rằng, lau dọn và trang trí bàn thờ ngày Tết nên thực hiện sau ngày 23 tháng Chạp, tức là tuần cuối cùng của năm để đưa ông Công, ông Táo về trời. 

Đây là thời điểm “thần linh đi vắng” để chuẩn bị đón ông bà tổ tiên về vui Tết. Cho nên, gia chủ sẽ tranh thủ sửa sang bàn thờ để kịp đón các vị thần linh trở về trong đêm giao thừa.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phong thủy lại cho rằng không cố định thời gian lau dọn và trang trí bàn thờ ngày Tết. Từ ngày 23 đến ngày 29 tháng Chạp, gia chủ sắp xếp thời gian để lau dọn bàn thờ sao cho sạch sẽ, gọn gàng.  

Vật phẩm bày bàn thờ ngày Tết 

Nhìn chung, vật phẩm trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết sẽ không có gì thay đổi về số lượng và vị trí sắp xếp. Chỉ có điều, gia chủ phải tiến hành lau dọn lư hương, đèn thờ, hóa chân nhang, bày biện đồ lễ. 

Có thể bạn quan tâm:

>>> Những vật phẩm thờ cúng cần thiết và cách bài trí bàn thờ gia tiên đẹp, đơn giản

cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết
Mâm lễ thịnh soạn trên bàn thờ gia tiên ngày Tết

Theo truyền thống của người Việt, một bàn thờ đẹp vào ngày Tết Nguyên Đán phải có đầy đủ những vật phẩm như sau: 

  • Đồ trang trí bao gồm 2 cây đèn cầy (hoặc 2 cây nến thơm) và 2 lọ hoa. 
  • Đồ thờ cúng gồm 3 chén rượu, 3 chén nước, hương, hoa tươi, mâm ngũ quả. 

Trong đó, mâm ngũ quả ngày Tết thường sẽ tương ứng với 5 mệnh trong ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Đây là biểu tượng của sự sung túc, bao bọc, tròn đầy. Vào những ngày Tết gia chủ nên chọn hương vòng, hoa tươi để thờ cúng. 

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc 

Mỗi vùng miền có đặc trưng riêng trong cách trang trí bàn thờ ngày Tết. Tuy nhiên, đèn thờ, hương và mâm ngũ quả là những vật phẩm thờ cúng chung của cả 3 miền. 

Trong cách bày bàn thờ ngày Tết miền Bắc, mâm ngũ quả chắc chắn sẽ không thể thiếu chuối và bưởi. Nải chuối tượng trưng cho sự đoàn tụ, sum vầy, đầm ấm còn quả bưởi có màu vàng, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Ngoài hai loại quả này, người dân miền Bắc còn bày biện thêm đào, hồng, cam, quýt. 

mẫu trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết
Trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết ở miền Bắc

Mâm cơm cúng gia tiên thường sẽ được chuẩn bị khá đầy đủ các món ăn như bánh chưng, giò lụa, thịt gà, canh xương, dưa hành,…

Thông thường, bàn thờ gia tiên ngày Tết ở miền Bắc sẽ đặt hai lọ hoa bên trong, đèn thờ được để ra phía ngoài giúp tăng thêm phần sinh khí, xua đuổi vận khí xấu. Đồ cúng không thể thiếu là hương, hoa tươi, 3 chén nước và 3 chén rượu. 

Mâm ngũ quả ngày Tết bao giờ cũng phải đặt nải chuối ở dưới cùng, sau đó đặt quả bưởi nằm gọn trong nải chuối và sắp xếp những loại hoa quả nhỏ hơn bên ngoài. 

cách trang trí bàn thờ gia tiên đẹp ngày tết
Mâm ngũ quả ngày Tết được bày biện chu toàn, đẹp mắt

Cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết ở miền Trung 

Khác với miền Bắc, người miền Trung không sử dụng những loại trái cây có vị đắng để chưng lên bàn thờ. Thay vào đó, họ sẽ chọn những loại trái cây có vị ngọt để cầu mong an vui, hạnh phúc. 

Thêm nữa, cam và quýt cũng là hai loại trái cây không được sử dụng để trưng bày trên bàn thờ vì họ quan niệm “cam đành, quýt đoạn”. Để trang trí bàn thờ ngày Tết được đủ đầy, trang nghiêm, người miền Trung sẽ sử dụng các loại bánh kẹo, nước ngọt, trà và hoa cúc vạn thọ, lay ơn để bày biện. 

Cách bày bàn thờ ngày tết đẹp ở miền Nam 

Mâm ngũ quả là một trong những điểm nhấn nổi bật trong cách trang trí bàn thờ ngày Tết của người dân miền Nam. Một số loại quả được sử dụng phổ biến nhất là sung, đu đủ, mãng cầu, xoài và dừa. Trong đó, mỗi loại quả lại mang một ý nghĩa tốt đẹp: 

  • Mãng cầu: Cầu mong cho mọi điều như ý, suôn sẻ. 
  • Dừa: Tượng trưng cho sự đủ đầy, no ấm. 
  • Đu đủ: Ý nghĩa mang tới sự thịnh vượng, bình an. 
  • Xoài: Cầu mong cho một năm tiêu xài không thiếu thốn.
  • Sung: Sung túc về của cải và sung mãn về sức khỏe. 

Ngoài ra, bàn thờ gia tiên của người miền Nam còn được trang trí cặp nến to, hai quả dưa hấu dán chữ đỏ kèm theo những câu đối ý nghĩa. 

trang trí bàn thờ ngày tết đẹp
Trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết ở miền Nam

Tham khảo thêm:

>>> 10 ý tưởng trang trí bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy 2022 

Những điều kiêng kỵ trong cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết 

Để tránh mắc phải tội phạm thượng, gia chủ cần đặc biệt cẩn thận trong quá trình dọn dẹp và trang trí bàn thờ. Dưới đây là một số điều cần kiêng kỵ cần nắm rõ để không gây ảnh hưởng xấu đến vận khí của gia đình. 

  • Gia chủ, tức là người trụ cột trong gia đình sẽ là người tiến hành trang trí bàn thờ. Bởi vì đây là người đại diện, đứng ra chăm lo hương hỏa cho ông bà gia tiên và các vị thần linh. 
  • Tuyệt đối không xê dịch bát hương khi dọn dẹp, lau chùi. Theo quan niệm dân gian, để bát hương xê dịch đáng kể với vị trí ban đầu sẽ rất dễ để lại những điều xui rủi cho gia đình. 
  • Hoa cắm trên ban thờ ngày Tết chắc chắn phải là hoa tươi. Bởi vì hoa tươi sẽ tỏa hương, khoe sắc, tượng trưng cho những điều may mắn, hạnh phúc. Một số loại hoa cần kiêng kỵ như hoa nhài, hoa phong lan, hoa cúc, hoa dâm bụt, hoa phù dung,..

Trang trí bàn thờ ngày Tết càng đẹp mắt và cẩn thận thì sẽ càng thể hiện được lòng thành của con cháu đối với gia tiên. Hy vọng những thông tin mà Bàn Thờ Tâm Việt vừa chia sẻ sẽ giúp bạn đọc chuẩn bị tươm tất bàn thờ gia tiên vào những dịp Tết đến, xuân về. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LIÊN HỆ THEO KHU VỰC

CHAT FACEBOOK THEO KHU VỰC

CHAT ZALO THEO KHU VỰC

TÌM SHOWROOM THEO KHU VỰC