Bổn nguyện của Đức Phật Dược Sư hay Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền nào về thân và tâm của chúng sinh. Từ đó, cứu độ chúng sinh ra khỏi “vũng bùn lầy” của khổ đau và sinh tử. Vì có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên trên người của Ngài luôn hiển hiện ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh như lưu ly vô ngại.
Nhiều Phật Tử lập bàn thờ Phật Dược Sư tại nhà để bày tỏ tấm lòng thành kính đến Ngài. Sau đó là tu tập để tâm mình được an lạc, từ bỏ tham sân si, phát nguyện hồi hướng phước đức đến với những người thân yêu đang phải chống chọi với bệnh tật, đau đớn. Ở bài viết dưới đây, Tâm Việt sẽ giúp quý gia chủ hiểu hơn về cách lập bàn thờ Phật Dược Sư đúng, đủ, chi tiết nhất.
Tóm tắt nội dung bài viết
Đức Phật Dược Sư là ai?
Đức Phật Dược Sư có tên gọi đầy đủ là Dược Sư Như Lai, Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai. Sở dĩ Ngài có tên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là vì trong quá trình tu hành Bồ Tát đạo phát 12 đại nguyện, giải trừ tất thảy đau khổ của chúng sinh, giúp họ có tích đủ căn lành và hướng về giải thoát. Sau khi thành Phật, Ngài trụ ở thế giới tịnh lưu ly, giáo hóa chúng sinh cùng hai vị Đại Bồ tát là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu.
Như đã nói, vì bổn nguyện thanh tịnh nên trên thân Ngài hiển hiện ánh sáng trong suốt như lưu ly vô ngại. Và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên mới có tên gọi Dược Sư Lưu Ly Quang. Đức Dược Sư cũng có đầy đủ thập hiệu như các Đức Phật trong mười phương. Trong đó bao gồm Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật-Thế Tôn.
Tượng và tranh Phật Dược Sư thường vẽ Ngài với tay phải giữ Ấn thí nguyện và tay trái cầm thuốc chữa bệnh. Không chỉ riêng Việt Nam, tại Trung Quốc, Tây Tạng và Nhật Bản, Phật Dược Sư được thờ cúng vô cùng rộng rãi. Đặc biệt, Ngài thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà.
Lập bàn thờ Phật Dược Sư tại gia có ý nghĩa như thế nào?
Lập bàn thờ Phật Dược Sư tại gia giúp Phật Tử dễ dàng tu tập, bày tỏ lòng thành với công đức vô lượng của Đức Phật. Dược Sư Lưu Ly Quang Phật có danh hiệu là Thầy thuốc chữa bệnh. Theo nghĩa đen, Dược Sư có nghĩa là thầy thuốc chữa bệnh. Lưu Ly Quang là ánh sáng ngọc lưu ly. Bởi vì, Lưu Ly là một loại ngọc màu xanh trong suốt còn Quang chính là ánh sáng.
Ngài có hiểu biết sâu rộng về tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sanh, hay kể cả những điên đảo vọng tưởng do tham – sân – si. Ngài như ánh quang minh chói rọi khắp nơi, nơi nào có ánh sáng của Phật, nơi đó không có bệnh khổ thân tâm. Từ đó giúp từ bỏ vọng tưởng, hướng đến giác ngộ và giải thoát.
Việc lập bàn thờ Phật Dược Sư tại gia và niệm danh hiệu của Ngài sẽ trừ tất cả bệnh khổ và đạt được mọi sở nguyện, sở cầu. Đức Phật hộ trì chúng sinh khỏi đau đớn về tâm hồn và thể xác, diệt trừ tham – sân – si.
Bố trí tượng Phật Dược Sư đúng cách
Sau khi thỉnh tượng Phật, gia chủ sẽ tiến hành bài trí tượng trên bàn thờ Phật Dược Sư. Gia chủ có thể áp dụng 1 trong 3 cách như sau:
- Thứ nhất, thờ độc tôn Phật Dược Sư trên bàn thờ.
- Thứ hai, thờ Phật Dược Sư cùng các tôn tượng khác như Tam Thế Phật, Thất Phật Dược Sư bao gồm: Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai, Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai, Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai, Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai, Pháp Hải Lôi Âm Như Lai, Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
- Thứ ba, kết hợp thờ độc tôn với thờ theo bộ. Ví dụ, bậc trên cùng là Tam Thế Phật/Tây Phương Tam Thánh, bậc dưới là Bồ Tát Di Lặc hoặc Phật Dược Sư.
Bảy tôn tướng của Đức Dược Sư Như Lai
Theo các kinh điển Phật Giáo thì Đức Phật Dược Sư có 7 tôn tượng, cụ thể như sau:
Cách thờ Phật Dược Sư tại gia
Khi lập bàn thờ phật Dược Sư tại gia, quý gia chủ cần lưu ý:
- Đặt bàn thờ Phật Dược Sư ở hướng phù hợp, nếu có điều kiện mở phòng thờ Phật riêng thì hướng bàn thờ nhìn ra ban công, không có phòng khác đè lên. Trường hợp thờ Phật ở phòng khách, bàn thờ hướng ra cửa chính, tuyệt đối không hướng về phía nhà vệ sinh, phòng ngủ, nhà bếp.
- Vào ngày mùng 1, 15, 30 hàng tháng hay những ngày đặc biệt khác như lễ Phật Đản, ngày vía Phật thì dâng lên ban thờ mâm cỗ chay, hoa quả và chuẩn bị chu đáo 3 chén nước sạch. Còn ngày thường chỉ cần hoa quả tươi là được.
- Tuyệt đối không đặt tiền âm phủ, vàng mã, bùa chú và đồ cúng mặn trên bàn thờ Phật.
- Về công phu trì niệm hồng danh Đức Phật Dược Sư, mặc dù Ngài có nhiều danh hiệu như gia chủ nên trì niệm Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật hay Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.
- Trước khi lạy Phật cần chỉnh trang phục sao cho trang nghiêm và đứng đắn.
Quan tâm:
>>> Thờ Phật Tại Gia Nên Thờ Phật Nào? Cách An Vị Phật
Những mẫu bàn thờ Phật Dược Sự đẹp
Tóm lại, lập bàn thờ Phật Dược Sư tại gia cũng tương tự như cách lập bàn thờ Phật khác. Cốt yếu vẫn là tấm lòng thành kính của gia chủ, để việc tu tập trọn vẹn hơn, từ bỏ tham sân si, hướng tâm mình theo ánh sáng của Đức Phật. Xem thêm các mẫu bàn thờ Phật Tâm Việt tại đây: https://banthotamviet.vn/danh-muc-san-pham/ban-tho-phat/