Ngoài việc lên chùa lạy Phật, nghe Pháp và tụng kinh, nhiều cư sĩ tu tại gia lập bàn thờ Phật để tỏ lòng tri ân đến đức Toàn giác. Đồng thời tăng trưởng tâm cung kính, phát sinh thiện tâm, thiện căn và tích lũy phước báu cho bản thân và những người thân trong gia đình. Thờ phụng và cung kính Đức Phật cũng chính là tôn thờ một trong ba ngôi báu của Tam Bảo. Thế nhưng thờ Phật tại gia nên thờ Phật nào? Bàn thờ Phật để mấy ly nước?
Quý gia chủ theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Tóm tắt nội dung bài viết
Thờ Phật tại gia nên thờ Phật nào?
Đại Đức Thích Trúc Thái Minh đã từng giảng rằng, vì tâm mình còn yếu, mình còn phải nương theo tướng để tu. Đức Phật là chốn nương tựa vững chắc cho bốn loài chúng sinh. Thỉnh tượng Phật hay lập bàn thờ Phật tại gia đều không phải chuyện có thể “ngẫu hứng” mà cần sự chu toàn của quý Tăng Ni Phật Tử.
Nhiều Phật Tử mới bước chân vào chốn tu tập không biết nên thờ tượng Phật nào. Bởi lẽ, mỗi Đức Phật lại mang một ý nghĩa tâm linh khác nhau. Nếu vậy, hãy tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa của từng tượng Đức Phật trước khi quyết định thỉnh tượng Phật về thờ phụng tại gia.
Phật Quan Thế Âm Bồ Tát
Thờ Phật tại gia nên thờ Phật nào? Nên thờ Phật nào trong nhà? Rất nhiều quý Phật Tử thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát tại nhà với tấm lòng cung kính. Trong kinh Phật, Quan Thế Âm Bồ Tát hiện thân trong nhiều hình dáng khác nhau để cứu độ chúng sinh vượt qua hoạn nạn. Đặc biệt là hạn lửa, nước, đao kiếm hay quỷ dữ.
Dưới hình dáng của Đức Phật bà từ bi, Quan Thế Âm Bồ Tát sẽ xuất hiện cứu giúp con người khỏi khổ ải và đau thương. Đồng thời, khuyên can chúng sinh tích đức để nhận về phước báu. Việc thờ tượng Quan Âm tại gia giúp tâm mình bình an hơn, như được ủi an, xoa dịu mọi nhọc nhằn, khổ cực.
Xem thêm:
>>> Nên Thờ Phật Quan Âm Đứng Hay Ngồi Là Chuẩn Nhất?
Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có tên gốc là Kiều Đạt Ma, có nghĩa là hiền lành và tốt đẹp trong tiếng Phạn. Người Ấn Độ cổ đại gọi những bậc Thánh nhân là “Mâu Ni” để bày tỏ sự tôn kính, sủng ái. Theo nhiều tài liệu, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chính là người khai sinh ra Phật giáo.
Cả tên “Thích Ca Mâu Ni” trong tiếng Phạn mang hàm nghĩa “người cạo đầu xuất gia đã tu hành thành công là người tộc Thích Ca”. Để có thể đắc đạo, giác ngộ, giải thoát bản thân khỏi thế tục, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từ bỏ ngai vàng, phú quý, giàu sang để đi tìm chân lý cuộc đời với biết bao khó khăn và đói khổ.
Thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tại gia mang ý nghĩa răn dạy Phật Tử phải thành tâm hướng thiện, giải thoát khỏi tham sân si ở đời.
Thờ Phật tại gia nên thờ Phật nào? – Phật A Di Đà
Phật A Di Đà được nhiều người biết đến với tên gọi Amida hoặc Amitayus, có ý nghĩa là ánh sáng vô lượng. Đến nay, Tượng A Di Đà được quan tâm và thờ kính nhiều nhất trong Phật giáo. Bên cạnh đó cũng trong Phật Giáo, Phật A Di Đà được coi là Đức Phật ở kiếp trước.
Một tay Đức Phật bắt ấn thiền định, tay còn lại giữ một cái bát. Đôi khi một tay cầm tòa sen, tay còn lại xòe ra đưa xuống dưới. Trên ngực của Người có chữ Vạn – biểu tượng của những điều may mắn và tốt lành. Đức Phật A Di Đà đến với thế giới này như một đấng cứu độ chúng sinh, đưa chúng sinh khỏi kiếp lầm than của cái khổ, sinh, già, bệnh, chết.
Đức Phật Dược Sư
Nếu quý Phật Tử chưa biết thờ Phật tại gia nên thờ Phật nào thì có thể thỉnh tượng Phật Phật Dược Sư. Ngài là một vị giác ngộ có tấm lòng từ bi vĩ đại với tất cả chúng sinh. Bảy chư Phật Dược Sư không chỉ có sức mạnh bảo vệ chúng sinh khỏi bệnh tật mà còn tịnh hoá ngay cả những người đã khuất và giải thoát họ khỏi khổ đau, hỉ nộ ái ố.
Thờ bộ tôn tượng Phật
Ngoài ra, gia chủ cũng có thể lập bàn thờ:
- Tam Thế Phật: Đức Phật A Di Đà – Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – Phật Di Lặc.
- Tây Phương Tam Thánh: Đức Phật A Di Đà – Đức Quán Thế Âm – Đức Đại Thế Chí.
- Ta Bà Tam Thánh: Phật Thích Ca Mâu Ni, Quán Thế Âm Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát.
- Hoa Nghiêm Tam Thánh: Phật Thích Ca Mâu Ni, Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Bồ Tát.
- Đông Phương Tam Thánh: Đức Phật Dược Sư, Nhật Quang Bồ Tát và Nguyệt Quang Bồ Tát.
Cần lưu ý khi thỉnh tượng Phật nên chọn sao cho khuôn mặt hài hoà, cân đối, toát lên vẻ từ bi hỷ xả. Bởi lẽ hiện nay, vẫn tồn tại những địa chỉ đúc tượng thiếu chuyên nghiệp, vì không đặt cái “tâm” của mình trong quá trình chế tác nên hình Phật rất mất thẩm mỹ, khuôn mặt cau có, mày nhăn, môi chúm…
Hướng dẫn cách an vị Phật tại gia
Sau khi xác định thờ Phật tại gia nên thờ Phật nào, gia chủ cần phải nắm được cách an vị Phật trang nghiêm, đúng cách để việc thờ tự được suôn sẻ hơn. Sau khi thỉnh tượng Phật, gia chủ sẽ tiến hành gửi tượng vào chùa để các sư thầy làm lễ khai quang điểm nhãn. Ngoài ra, nhiều gia đình mời thầy về nhà làm lễ khai quang và lễ an vị.
- Lễ cúng an vị Phật sẽ là lễ mặn, gồm 3 chén nước, 3 bát cơm trắng, hoa quả, nhang, đèn thờ.
- Gia chủ chuẩn bị một cành hoa nhỏ và một ly nước sạch để làm lễ sái tịnh.
- Sau đó đứng trước bàn thờ trình bạch, nguyện hương, ca ngợi tam bảo.
- Tán dương giáo pháp trong đó bao gồm: tán Phật, sái tịnh, nguyện cầu bình an…
Lưu ý, trước khi làm lễ an vị Phật, gia chủ phải quét dọn nhà cửa sạch sẽ, trưng dụng hương hoa, chuẩn bị đèn đài và chuông mõ một cách đầy đủ. Hơn nữa, các thành viên trong gia đình đều phải trì trai giữ giới, tắm gội thân tâm.
Bàn thờ Phật để mấy ly nước?
Tuỳ vào không gian thờ cúng của từng gia đình mà Phật Tử sẽ đặt số lượng ly nước sao cho phù hợp. Tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý số ly nước trên bàn thờ Phật phải là số lẻ, không được đặt số ly nước chắn. Có gia đình đặt 3 ly nước nhưng cũng có nhiều gia đình thờ 5 ly nước. Đặc biệt, gia chủ cần thay nước hằng ngày để đảm bảo không gian thờ cúng luôn thanh tịnh.
Ở chung cư có nên thờ Phật? Ở nhà trọ có nên thờ Phật?
Ở chung cư có nên thờ Phật? Ở nhà trọ có nên thờ Phật? Đây là một trong những vấn đề khiến rất nhiều Phật Tử băn khoăn. Trên thực tế, chỉ cần có lòng thành tâm, gia chủ hoàn toàn có thể thờ Phật tại chung cư, dù là chung cư khiêm tốn về diện tích. Tuy nhiên, gia chủ cần lựa chọn vị trí trang nghiêm nhất trong gia đình để đặt bàn thờ Phật. Từ đó, tu tập tại gia một cách nghiêm túc để an lạc trong tâm hồn.
Còn về vấn đề ở nhà trọ có nên thờ Phật hay không, hiện vẫn có nhiều ý kiến trái chiều. Nếu gia chủ thuê phòng trọ rộng rãi như nhà nguyên căn, chung cư mini và xác định gắn bó lâu dài, không theo chủ nghĩa “xê dịch” thì có thể thờ Phật bình thường. Ngược lại, đối với Phật Tử ở trọ mà mọi sinh hoạt cá nhân, nấu nướng và vệ sinh chỉ gói gọn trong một phòng trọ trên dưới 10m2 thì không nên thờ Phật tại gia.
Các vị tôn túc và các đạo hữu cơ niên cho rằng đây là một nơi thiếu sự thanh tịnh và trang nghiêm nên có thể gây tổn phước. Tuy nhiên, đôi khi vẫn có những ý kiến ngược lại. Phòng nhỏ hay lớn không quan trọng, điều quan trọng nhất vẫn là cái tâm của người Tăng Ni Phật Tử. Tóm lại, cả hai ý kiến trên đều không sai, chỉ là chưa thật sự toàn diện. Việc có nên thờ Phật ở trọ hay không còn tuỳ tâm, tuỳ duyên của mỗi người.
Tham khảo:
>>> Cách Lập Bàn Thờ Phật Và Ông Bà Trong Nhà Chi Tiết Nhất
Như vậy, chuyên gia của Tâm Việt đã giúp quý Phật Tử giải đáp thắc mắc thờ Phật tại gia nên thờ Phật nào? Bàn thờ Phật để mấy ly nước? Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp gia chủ hiểu hơn về cách thỉnh tượng Phật, cách an vị Phật trang nghiêm hơn.