Thông thường, với gia đình có diện tích lớn, bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên sẽ được lắp đặt tại phòng thờ riêng. Tuy nhiên, đối với những căn hộ chung cư, cách lập bàn thờ Phật và ông bà trong nhà cũng cần có sự linh hoạt. Vậy làm thế nào để lập bàn thờ Phật và gia tiên vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa không làm mất đi giá trị tốt đẹp trong văn hóa thờ cúng tâm linh của người Việt?
Tóm tắt nội dung bài viết
Có nên lập bàn thờ Phật chung với bàn thờ gia tiên?
Phật là biểu trưng cho lòng từ bi vô lượng, cho sự tịnh hóa tính tham lam và chuyển hóa thành Diệu Quan Sát Trí. Vì thế cho nên, không chỉ được thờ phụng ở chùa chiền, rất nhiều gia đình lập bàn thờ Phật tại gia để khai tâm, hướng thiện.
Bên cạnh đó, mọi gia đình Việt đều lập bàn thờ gia tiên để bày tỏ tấm lòng thành kính đối với các bậc tiền nhân. Không những thế, đây còn là cách để con cháu gìn giữ và phát huy đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng nắm rõ cách lập bàn thờ Phật và ông bà sao cho đúng. Trong đó, băn khoăn lớn nhất được rất nhiều người đặt ra chính là có nên lập bàn thờ Phật chung với bàn thờ gia tiên không?
Đối với những căn hộ chung cư, việc bài trí bàn thờ Phật và gia tiên chắc chắn sẽ để lại nhiều khó khăn vì diện tích không cho phép. Song, gia chủ hoàn toàn có thể thờ Phật và ông bà trên cùng một ban thờ, miễn sao phải đáp ứng đầy đủ tiêu chí dưới đây.
Hướng dẫn chi tiết cách lập bàn thờ Phật và ông bà
Cách lập bàn thờ Phật và ông bà trong nhà không chỉ cần đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn phải đặt bàn thờ theo đúng thứ bậc trên dưới để tránh phạm thượng.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong cách lập bàn thờ Phật và ông bà mà gia chủ cần lưu tâm:
- Cần chọn ngày lành tháng tốt để lập bàn thờ Phật và gia tiên.
- Lựa chọn mẫu bàn thờ phù hợp, không dùng gỗ đã qua sử dụng để sản xuất bàn thờ.
- Bàn thờ Phật phải được đặt cao hơn bàn thờ gia tiên.
- Đặt tượng Phật ở vị trí trung tâm và cao nhất.
- Không nên thờ quá 3 vị thần trong nhà.
- Nên lập bàn thờ Phật và gia tiên trong cùng một thời điểm.
Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên theo từng mẫu bàn thờ cụ thể?
Sau khi đã lựa được mẫu bàn thờ đẹp, gia chủ cần tiến hành nghi thức cúng nhập trạch và an vị bát hương. Tùy vào từng loại bàn thờ được sử dụng mà cách lắp đặt cũng sẽ có đặc thù riêng.
- 2 bàn thờ đứng: Thông thường, gia chủ sẽ sử dụng 2 bàn thờ đứng để tăng thêm sự uy nghi, vững chãi cho không gian thờ cúng. Lúc này, bàn thờ phải được dựa sát vào tường, phía dưới nền bằng phẳng và đã được quét dọn sạch sẽ. Tuyệt đối không được sử dụng 2 bàn thờ có chiều cao bằng nhau vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến không tốt đến gia đạo. Đây là một trong những lưu ý quan trọng trong cách lập bàn thờ Phật và ông bà trong nhà.
- 2 bàn thờ treo tường: Bàn thờ treo tường có kích thước nhỏ gọn, tiện lợi, lắp đặt trên cao nên sẽ phù hợp với các căn hộ chung cư. Tùy theo yêu cầu của gia chủ mà bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên sẽ được lắp đặt thẳng hàng hoặc chéo nhau. Song, dù bài trí như thế nào thì bàn thờ Phật vẫn phải được lắp đặt cao hơn bàn thờ gia tiên.
- Bàn thờ Phật treo tường và ban đứng thờ gia tiên: Lắp đặt cố định bàn thờ gia tiên trên nền nhà rồi treo bàn thờ Phật trên tường với khoảng cách phù hợp.
- Ngoài ra, gia chủ cũng có thể tham khảo bàn thờ bục nhị cấp và tam cấp để thờ Phật và gia tiên trên cùng một ban thờ nhưng vẫn đảm bảo sự riêng biệt, phân định rạch ròi tầng lớp, thứ bậc.
Tham khảo thêm:
>>> 5 Nguyên Tắc Bố Trí Bàn Thờ Phật Chung Với Gia Tiên Chuẩn
Vị trí đặt trong cách lập bàn thờ Phật và ông bà
Vị trí đặt cũng là một trong những yếu tố cần đặc biệt quan tâm trong cách lập bàn thờ Phật và ông bà gia tiên. Cụ thể, gia chủ cần lưu ý:
- Đặt bàn thờ tại nơi trang trọng và thông thoáng.
- Hạn chế đặt bàn thờ tại lối đi vì sẽ mất đi sự thành kính và linh thiêng.
- Không đặt bàn thờ trong phòng ngủ, cạnh nhà vệ sinh và phòng tắm.
- Không đặt bàn thờ dưới gầm cầu thang.
Hướng đặt bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên
Trong cách lập bàn thờ Phật và ông bà chuẩn phong thủy, hướng đặt sẽ phụ thuộc vào mệnh của gia chủ, tức là người trụ cột trong gia đình.
- Mệnh đông: Đặt bàn thờ theo hướng Đông, Bắc, Đông Nam hoặc hướng Nam.
- Mệnh tứ trạch: Bố trí bàn thờ Phật và gia tiên theo hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam hoặc Đông Bắc.
Cách sắp xếp bàn thờ Phật và gia tiên
Một số vật phẩm thờ cúng không thể thiếu trên bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên là bát hương, đèn thờ, bình hoa và mâm bồng. Gia chủ cần chuẩn bị mọi thứ đầy đủ trước khi tiến hành lập bàn thờ.
Bên cạnh đó, không nhất thiết phải mùng 1 hôm rằm mới tiến hành thay hoa trên ban thờ. Bởi lẽ, nếu có thể, gia chủ vẫn có thể chưng hoa trên ban thờ thường xuyên để không gian thờ cúng luôn trang nghiêm và ấm cúng. Đây cũng là vấn đề cần nhân nhắc trong cách lập bàn thờ Phật và ông bà.
Cách thờ cúng Phật và gia tiên tại nhà
Khi có sự kiện, lễ Tết thật sự trọng đại có liên quan tới Phật và gia tiên thì phải thắp hương ở bàn thờ Phật trước sau đó mới đến bàn thờ gia tiên. Tương tự, việc đọc văn khấn cũng vậy.
Thờ cúng Phật và gia tiên cần phân định rõ ràng để không xảy ra tình trạng “Phật và người phàm ngồi chung mâm cỗ”. Trong đó, thờ cúng Phật sẽ diễn ra hằng ngày, đều đặn vào sáng và tối và thờ cúng gia tiên được tiến hành vào dịp lễ Tết, giỗ chạp và sự kiện quan trọng.
Như vậy, trên đây là những mẫu bàn thờ Phật chung với gia tiên mà gia chủ có thể tham khảo. Nếu như có nhu cầu thiết kế bàn thờ Phật và gia tiên, hãy liên hệ trực tiếp với Bàn Thờ Tâm Việt để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. Chúng tôi chuyên sản xuất các mẫu bàn thờ đứng, bàn thờ treo tường, tủ thờ cho đến án gian, sập thờ cao cấp. Sản phẩm được chế tác tỉ mỉ, chất liệu gỗ tự nhiên 100% nói không với pha tạp. Do đó, khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng Tâm Việt.
Như vậy, việc thờ Phật chung với gia tiên vừa tiết kiệm diện tích, vừa thuận tiện hơn trong việc thờ cúng. Thế nhưng, gia chủ cũng cần nắm rõ cách lập bàn thờ Phật và ông bà trong nhà để không phạm phải tội đại kỵ.
Xem thêm:
>>> Quy Trình Lập Bàn Thờ Phật Tại Gia Đúng Đủ, Chi Tiết Nhất