Bàn thờ là chốn thờ tự tâm linh nên mọi thủ tục liên quan đều phải được thực hiện một cách chu toàn. Trong đó bao gồm di chuyển bàn thờ trong nhà. Tương tự như việc chuyển bàn thờ sang nhà mới, gia chủ cần phải tiến hành tuần tự theo các bước: xem ngày chuyển bàn thờ, chuẩn bị mâm cúng và đọc văn khấn chuyển bàn thờ. Để hiểu rõ hơn về thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung bài viết
Khi nào nên chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà
Bàn thờ được lắp đặt tại một vị trí nhất định và hạn chế tối đa việc di chuyển thường xuyên. Bởi lẽ, theo quan niệm của người xưa, việc “động” bàn thờ có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và đường tài lộc của gia đình. Do đó, trong trường hợp “bất khả kháng”, gia chủ mới tiến hành di chuyển bàn thờ trong nhà.
Một số lý do cần chuyển bàn thờ sang vị trí khác phải kể đến như sau:
Vị trí và hướng đặt bàn thờ không hợp phong thuỷ
Đây là trường hợp ít khi xảy ra bởi vì trước khi lắp đặt bàn thờ, phần lớn gia chủ đã xem xét kỹ vị trí và hướng đặt bàn thờ chuẩn phong thuỷ. Mà hơn hết là mời các thầy phong thuỷ “lão làng” đến để cúng bái khi lập bàn thờ ở nhà mới. Song, đôi khi xảy ra sai sót, dẫn đến vị trí bàn thờ không phù hợp, phạm phải hướng xấu gây ảnh hưởng đến công danh, sự nghiệp của gia chủ. Lúc này, cần chuyển bàn thờ sang vị trí mới để khắc phục những điều tối kỵ trên.
Di chuyển bàn thờ để sửa nhà
Di chuyển bàn thờ để sửa nhà là lý do chính đáng. Trong trường hợp gia chủ muốn mở rộng hoặc cải tiến không gian thờ cúng thì việc không thể tránh khỏi. Để thuận lợi nhất cho quá trình tu sửa, gia chủ sẽ di chuyển tạm bàn thờ sang một vị trí khác trong nhà. Khi nào gian thờ được hoàn thiện sẽ đặt bàn thờ trở về vị trí cũ. Tuy nhiên, việc di chuyển bàn thờ sang vị trí khác cũng cần được thực hiện một cách chu toàn. Không được tùy tiện đặt bàn thờ ở những nơi ẩm thấp, bụi bặm vì như vậy sẽ bất kính với thần linh và ông bà gia tiên.
Di chuyển bàn thờ từ cao xuống thấp
Gia chủ đang sử dụng bàn thờ treo tường nhưng muốn di chuyển bàn thờ từ cao xuống thấp để tiện cho việc thờ cúng vẫn phải làm thủ tục chuyển bàn thờ chu đáo. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý đến chiều cao bàn thờ. Chiều cao kệ thờ không chỉ vừa vặn cho việc thắp hương, hành lễ mà còn phải chuẩn thước lỗ ban, mang ý nghĩa phong thuỷ tốt lành.
Tuyệt đối không được để bàn thờ thấp hơn đầu người vì như vậy sẽ phạm tội bất kính với gia tiên.
Thủ tục di chuyển bàn thờ trong nhà
Thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà gồm:
Xem ngày tốt di chuyển bàn thờ
Trước khi tiến hành bất cứ một công việc quan trọng, người Việt đều sẽ xem ngày lành tháng tốt để mọi thứ diễn ra suôn sẻ hơn. Từ cưới hỏi, xây nhà, lập bàn thờ ở nhà mới cho đến chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà. Cụ thể, khi xem ngày tốt, gia chủ cần lưu ý một số yếu tố sau đây:
- Chọn ngày, giờ tốt hợp tuổi và mệnh của gia chủ. Ngoài những ngày xấu xung với tuổi và ngày Hắc đạo, gia chủ cũng cần lưu ý một số ngày “tam nước” cần tránh như: mùng 3, mùng 5, mùng 7, ngày 14, ngày 23 âm lịch.
- Hạn chế di chuyển bàn thờ trong năm Tam Tai, Kim Lâu của gia chủ.
Tuy nhiên, để biết chắc chắn nhất ngày giờ đẹp trong tháng, gia chủ hãy tham khảo ý kiến của các thầy phong thuỷ. Dù không phải là công việc lớn như xây nhà hay cưới hỏi nhưng người ta tin rằng, việc lựa chọn ngày lành tháng tốt sẽ giúp công việc được diễn ra suôn sẻ và hanh thông.
Mâm lễ cúng chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà
Không bắt buộc phải chuẩn bị mâm lễ mặn, gia chủ có thể sử dụng lễ chay để dâng lên bàn thờ. Thế nhưng cần đảm bảo mâm lễ chuyển bàn thờ sang vị trí mới phải thật tươm tất. Đồng nghĩa với việc không được phép tiến hành qua loa cho có.
- Mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả là 5 loại trái cây đại diện cho năm khí trong Ngũ hành: Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ. Nên lựa chọn 5 loại quả nhiều màu sắc để bày bàn thờ được đẹp mắt hơn. Gia chủ có thể sử dụng quýt, xoài, lê, táo, bưởi, dưa hấu,… Đặc biệt, trái cây phải tươi, không sử dụng những loại quả đã bị dập nát, héo.
- Hoa tươi: Lựa chọn hoa tươi số lẻ, không được cắm hoa số chẵn. Một số loại hoa thường được sử dụng để trưng lên bàn thờ gia tiên: hoa cúc, hoa huệ, hoa hồng, hoa ly…
- Mâm lễ: Một mâm lễ đầy đủ gồm gà luộc, xôi, giò, canh xương hầm… Tuy nhiên, không bắt buộc phải chuẩn bị mâm lễ mặn, gia chủ tùy tâm chuẩn bị, miễn sao thể hiện tấm lòng thành đối với ông bà gia tiên.
- Đồ lễ khác: Trầu, cau, rượu trắng, vàng mã, hương trầm…
Tham khảo thêm:
>>> Có Nên Dùng Lại Bàn Thờ Của Chủ Cũ? Xử Lý Như Thế Nào?
Văn khấn chuyển bàn thờ chi tiết nhất
Dưới đây là bài cúng chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà, văn khấn di chuyển bàn thờ để sửa nhà:
Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi mâm lễ và đồng hồ đã điểm giờ tốt, gia chủ tiến hành đọc văn khấn xin chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà:
“Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….
Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)
Con làm lễ chuyển bàn thờ sang vị trí mới, mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ chuyển bàn thờ sang vị trí mới, kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu ……………………
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần) và vái lạy.”
Hy vọng với những thông tin trên đây, quý gia chủ sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về thủ tục di chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà. Hãy lưu lại để không phạm phải những điều đại kỵ trong phong thuỷ. Đừng quên theo dõi Bàn Thờ Tâm Việt để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo các mẫu bàn thờ đẹp, giá tốt tại đây.
Tham khảo thêm:
>>> Cách Lập Bàn Thờ Gia Tiên Ở Nhà Mới Đầy Đủ Và Chính Xác Nhất