Ông Thần Tài Là Ai? Cách Bố Trí Ông Địa, Ông Thần Tài

Bàn thờ Thần Tài dần trở thành góc thờ phụng linh thiêng dành cho những hộ kinh doanh, buôn bán. Từ xưa đến nay, ông Thần Tài được biết đến là vị thần “giữ của”, mang tài lộc, may mắn đến gia chủ. Tuy nhiên, có gia đình lập bàn thờ Thần Tài 3 ông, có gia đình lại thờ 4 ông. Vậy ông Thần Tài là ai và cách bố trí Ông Địa, Ông Thần Tài ra sao? Theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này. 

Ông Thần Tài là ai? 

Khá dễ dàng để bắt gặp hình ảnh ông Thần Tài là ai tại các quán cafe, hộ kinh doanh quần áo và thậm chí tại nhiều công ty. Hình Thần Tài quen thuộc nhất vẫn là khuôn mặt hiền lành, phúc hậu, mái tóc trắng bạc phơ trên tay cầm thỏi vàng. Theo quan niệm dân gian, Thần Tài hay ông Thần Tiền là vị thần mang may mắn, tài lộc đến cho gia chủ, giúp công việc thuận buồm xuôi gió, buôn may bán đắt. 

ông thần tài là ai
Ông Thần Tài – Thổ Địa

Thông thường, trên ban Thần Tài sẽ thờ hai vị là Thần Tài và Ông Địa. Trong đó bàn thờ 3 ông sẽ gồm Thần Tài – Thần Phát – Ông Địa, bàn thờ 4 ông sẽ bày trí 2 ông Thần Tài là ai và 2 ông Thổ Địa. Sự tích ông Thần Tài ở mỗi nước sẽ có sự khác biệt. Song đều mang ý nghĩa của sự thu hút tiền tài, may mắn. 

Sự tích ông Thần Tài 

Thần Tài là vị thần trong tín ngưỡng thờ cúng của Việt Nam và một số nước phương Đông. Như đã nói, sự tích ông Thần Tiền tại các nước cũng sẽ có sự khác biệt. Cùng tìm hiểu truyền thuyết Thần Tài của Việt Nam, Tây Tạng, Trung Quốc và Ấn Độ. 

Việt Nam 

Thực chất, tục thờ Thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc và xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ XX. Ông Thần Tài là ai được coi là một vị thần bảo vệ, che chở cho gia đình. Đồng thời giữ của, ban phát tài lộc cho gia chủ. Một phần ảnh hưởng từ tục thờ cúng tại Trung Quốc, một phần vì trong thời kỳ khai phá đầy khó khăn, người Việt hình thành về quan niệm về những vị thần linh bảo vệ. 

tượng ông thần tài là ai đẹp
Ông Thần Tài mang may mắn, tài lộc cho gia chủ

Các vị thần linh nói chung và Thần Tài, Ông Địa nói riêng coi như chỗ dựa tâm linh vững chãi trên con đường gây dựng sự nghiệp của một bộ phận người Việt. Nếu như Thần Tài canh giữ tiền bạc, của cải thì Thổ Địa là thần bảo hộ đất đai, hoa màu giúp cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu. 

Tây Tạng 

Ghi lại trong lịch sử của người Tây Tạng có tới 5 vị Thần Tài, được gọi là Thần Tài Ngũ Sắc bao gồm: Bạch Thần Tài, Lam Thần Tài, Hoàng Thần Tài, Hắc Thần Tài và Hồng Thần Tài. Trong đó, đứng đầu chư vị Thần Linh và nhận được sự tôn kính nhiều nhất là Hoàng Thần Tài với nhiệm vụ cai quản tài khí tại Phương Bắc. 

hình ảnh ông thần tài là ai
Theo truyền thuyết Tây Tạng, Ông Thần Tài là vị Thần được Đức Phật trọng dụng

Có nhiều sự tích về nguồn gốc của Hoàng Thần Tài nhưng câu chuyện Ngài cứu được Đức Phật thoát khỏi sự quấy phá của ma quỷ có lẽ được nhiều người nhớ nhất. Tích kể rằng, khi Đức Phật giảng giáo kinh Nhã Ba La Mật Đa tại núi Griddhakuta (thuộc Rajgir – Trung Ấn) bị ma quỷ quấy phá khiến cho đỉnh núi bị lở xuống. Lúc này, Hoàng Thần Tài đã bất chấp nguy hiểm dùng thân mình giúp cho Đức Phật và sinh sinh trở về bình an. 

Cùng vì thế mà sau này, Ngài được Đức Phật trọng dụng, uỷ thác việc dùng Phật Pháp. Đồng thời kết hợp cùng khả năng của mình để giúp cho những người khó khăn vượt qua sự đói khổ về mặt vật chất, nương nhờ cửa Phật. 

Trung Quốc 

Theo truyền thuyết Trung Hoa cổ đại, Thần Tài là nhân vật lịch sử Phạm Lãi, trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông là vị thần đã luôn sát cánh, hết lòng phò tá vua Việt Vương trong giai đoạn khó khăn, hoạn nạn. Sau khi cùng vua dẹp yên nước nhà, Phạm Lãi và người thương là Tây Thi quyết định bỏ chốn quan trường để về ở ẩn. Sau này, Phạm Lãi trở thành một thương gia thành đạt, giàu có, được người đời tôn là Thần Tài. 

tượng ông thần tài là ai
Sự tích ông Thần Tài Trung Quốc

Ngoài ra vẫn có truyền thuyết vui khác kể rằng Thần Tài là ai là vị thần chuyên cai quản tiền bạc trên thiên đình. Vì một lần say rượu mà “rơi” xuống trần gian, mang may mắn, tài lộc đến với những gia đình mà Thần đã từng đến. Ngày mùng 10 Thần Tài bay về trời nên dân gian lấy luôn ngày này làm ngày Vía Thần Tài. 

Ấn Độ 

Truyền thuyết ở Ấn Độ kể rằng, Thần Tài có nguồn gốc từ Bồ Đại La Hán hay còn được gọi là Nhân Yết Đà Tôn Giáo – một trong những vị thập bát La Hán. Ngài mang theo một túi vải trên lưng và lang thang trong rừng để bắt rắn. Tuy nhiên, mục đích của việc làm này không phải để làm thịt mà Ngài sẽ nhổ bỏ răng độc và thả chúng đi. 

Đó là lý do vì sao, tượng Thần Tài ở Ấn Độ được chế tác dạng đứng, mang thêm túi to, khuôn mặt luôn nở nụ cười rạng rỡ, hạnh phúc. 

Có mấy vị thần tài 

Trên thực tế, Thần Tài không phải là tên gọi của một vị thần nhất định mà có rất nhiều vị thần được gọi là Thần Tài. Tại Việt Nam, hai vị Thần Tài được thờ cúng là Văn Thần Tài và ông Thần Phát (Triệu Công Minh). 

  • Văn Thần Tài: Gồm Tài Bạch Tinh Quân (Tăng Phúc Thần Tài) và Lộc Tinh Quân. Bạch Tinh Quân xuất hiện với hình ảnh là một vị thần có dáng vẻ oai nghiêm, mặt trắng, tóc dài. Bạch Tinh Quân và Lộc Tinh Quân là hai vị thần giúp mang đến tài lộc và sự thăng tiến trong công việc cho gia chủ. 
  • Võ Thần Tài: Võ Thần Tài là vị thần tên Triệu Công Minh (Huyền Đàn nguyên soái)…Võ Thần Tài thường xuất hiện với hình ảnh mặc áo chiến bào, cấm roi cưỡi hổ, râu dài.  Võ Thần Tài được người dân thờ cúng và tôn vinh vì ông đã cứu bệnh trừ đã và giúp dân chúng làm ăn phát đả. 

Việc lựa chọn ông Thần Tài nào để thờ cúng còn tùy thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Cụ thể, những ngành nghề liên quan đến giáo dục, tài chính, văn hoá nên thờ Văn Thần Tài, ngành liên quan đến quân sự thì thuộc Võ Thần Tài.

Vì sao nên thờ cúng Thần Tài Ông Địa

Từ lâu, trong đời sống tâm linh của người Việt, Thần Tài là một vị thần rất được coi trọng. Thổ Địa giúp gia chủ cai quản đất đai, trông coi nhà cửa, đất đai và tiền bạc. Bên cạnh đó Thần Tài còn giúp đem lại cho gia chủ nhiều may mắn về tiền bạc và tài chính trong công việc làm ăn, kinh doanh, buôn bán. 

Người dân thực hiện thờ cúng Thần Tài, Ông Địa để cầu mong về một cuộc sống sung túc, ấm no, công việc thuận buồm xuôi gió. Ngày này, hầu hết các gia đình và đặc biệt là các gia gia đình kinh doanh, cửa hàng, công ty đều đặt bàn thờ Thần Tài Ông Địa trong nhà với mong ước được hai vị thần phù độ trì. 

Phân biệt Thần Tài và Thổ Địa 

Bàn thờ Thần Tài hay bàn thờ Thổ Địa là tên gọi của ban thờ Ông Địa Thần Tài. Mỗi vị thần sẽ đảm nhận một vai trò khác nhau. Nếu ông Thần Tài (Thần Tiền) trông coi, canh giữ tiền bạc thì Ông Địa sẽ chuyên cai quản đất đai, trấn giữ ma quỷ. Do đó, những gia đình chuyên sản xuất, kinh doanh buôn bán đều sẽ lập bàn thờ Thần Tài tại gia. 

mẫu bàn thờ ông thần tài là ai đẹo
Ông Thần Tài là ai chuyên cải quản tiền bạc còn Thổ Địa chấn giữ đất đai

Điểm tương đồng giữa ông Thần Tài là ai và Ông Địa là nét mặt ưa nhìn, nụ cười hiền hậu tươi tắn và có cùng chung một cái “bụng béo” đặc trưng. Song hai vị thần này vẫn có những nét khác biệt. Ông Thần Tài hay xuất hiện với hình ảnh ông già râu trắng bạc phơ, nụ cười hiền lành, tay đeo thỏi vàng. Còn ông Thổ Địa là ông lão với chiếc bụng béo, tay cầm quạt mo. 

Cách đặt bàn thờ Ông Địa, ông Thần Tài 

Sau khi thỉnh tượng Ông Địa, Ông Thần Tài, gia chủ cần phải bố trí Ông Địa, ông Thần Tài đúng cách. Vị trí đặt Thần Tài cũng sẽ ảnh hưởng đến sự hưng vượng trong kinh doanh. Bởi lẽ, gia chủ có lòng thành tâm, thờ cúng chu đáo sẽ dễ dàng được các vị thần chứng giám, phù hộ độ trì cho công việc thuận lợi, thăng tiến. 

bàn thờ ông thần tài là ai
Sắp xếp bàn thờ Thần Tài chuẩn phong thuỷ

Gia chủ không tự ý hoán đổi vị trí của Thần Tài, Thổ Địa trên bàn thờ. Cách đặt Ông Địa, ông Thần Tài như sau: 

  • Đối với bàn thờ 2 ông: Theo hướng nhìn chính diện thì bên trái là Ông Địa, bên phải là Thần Tài. 
  • Bàn thờ 3 ông: Vị trí Ông Địa ông Thần Tài giữa nguyên, đặt Thần Phát vào giữa. 
  • Bàn thờ 4 ông: Cách sắp xếp Thần Tài Thổ Địa không quá khó, hai ông Thần Tài bên phải, bên trái là hai ông Thổ Địa, song song nhau. 

Xem thêm:

>> Bàn Thờ Thần Tài Có 4 Ông, 3 Ông Là Những Ai?

Cách thờ cúng Thần Tài, Ông Địa chuẩn 

Sau khi lập xong bàn thờ Ông Địa, gia chủ chuẩn bị lễ vật đầy đủ để tiến hành cúng Thần Tài Ông Địa. Gia chủ nên chọn khung giờ thực hiện cúng Thần Tài phù hợp, không nên cúng vào khung giờ quá muộn. Lễ vật cúng Thần Tài cần chuẩn bị bao gồm: 

  • Hương nhang
  • Tiền vàng mã 
  • 3 hũ gạo, muối, nước 
  • Hoa quả, bánh kẹo 
  • Bình hoa 
  • Bộ Tam Sên: Thịt luộc, tôm hoặc cua hấp, trứng vịt

Khi đã chuẩn bị xong đầy đủ lễ vật, gia chủ thực tiến hành đọc văn khấn thần tài hàng ngày và cúng lễ trước bàn thờ Thần Tài Ông Địa.

Trên đây là những cách phân biệt Thần Tài và Thổ Địa, cùng với đó là cách bố trí Thần Tài Thổ Địa. Hy vọng qua bài viết vừa rồi, quý gia chủ sẽ hiểu hơn về truyền thuyết Thần Tài, Thổ Địa và thờ phụng thành tâm, rước tài lộc về nhà. Dưới đây là một số mẫu bàn thờ Thần Tài được sản xuất trực tiếp bởi Bàn Thờ Tâm Việt

ông thần tài là ai
Bàn thờ ông thần tài là ai mái bằng màu vàng sáng
bàn thờ ông thần tài là ai
Bàn thờ Ông Địa mái bằng màu vàng sáng siêu đẹp
ông thần tài là ai
Bàn thờ Thần Tài hai mái chùa
Ông thần tài là ai
Bàn thờ Thần Tài bục tam cấp hoa sen
Ông thần tài là ai
Bàn thờ ông thần tài là ai kết hợp bục tam cấp trang nghiêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LIÊN HỆ THEO KHU VỰC

CHAT FACEBOOK THEO KHU VỰC

CHAT ZALO THEO KHU VỰC

TÌM SHOWROOM THEO KHU VỰC