Hướng Dẫn Lập Bàn Thờ Thần Tài – Ông Địa Đón Tài Lộc

Hiện nay, phần lớn các công ty, cửa hàng, cơ sở kinh doanh buôn bán đều tự lập bàn thờ Thần Tài – Ông Địa để cầu mong công việc được thuận buồm xuôi gió. Không chỉ lập bàn thờ vào ngày tốt, gia chủ cũng cần chuẩn bị mâm lễ tươm tất để mọi việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.  

Có nên lập bàn thờ Thần Tài Thổ Địa không?

Có nên lập bàn thờ Thần Tài không? Thần Tài và Ông Địa là hai vị thần quá đỗi quen thuộc trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Nếu Thần Tài đảm nhiệm công việc trông coi của cải thì Ông Địa lại nắm giữ vai trò cai quản đất đai. 

cách bố trí bàn thờ thần tài
Ông Thần Tài chuyên cải quản tiền bạc còn Thổ Địa chấn giữ đất đai

Tương tự, theo dân gian, Thần Tài là vị thần mang lại tiền bạc, của cải còn Thổ Địa giúp cho mùa màng bội thu, công việc suôn sẻ, xua đuổi tà khí. Việc thờ chung Thần Tài và Thổ Địa trên một ban thờ sẽ giúp công việc kinh doanh suôn sẻ, tiền bạc dồi dào. 

Do đó, việc lập bàn thờ Thần Tài – Ông Địa chỉ dành cho những công ty, cơ sở kinh doanh như spa, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng quần áo,… Bên cạnh đó, thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa được diễn ra quanh năm, đặc biệt diễn ra long trọng hơn vào các dịp lễ Tết hay ngày Vía Thần Tài. 

Chọn ngày lập bàn thờ Thần Tài chuẩn? 

Khi nào nên lập bàn thờ Thần Tài? Lễ cúng lập bàn thờ Thần Tài phải vào ngày lành, tháng tốt. Thông thường, ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm hoặc ngày mùng 10 trong tháng bất kỳ sẽ được chọn là ngày đẹp để lập bàn thờ.

Mùng 10 tháng Giêng hàng năm là ngày Vía Thần Tài. Đây là ngày mọi người đi mua vàng để cầu mong một năm mới may mắn về tài chính. Ngoài ra, hôm rằm và mùng 1 cũng là hai ngày tốt trong tháng để tiến hành lập bàn thờ Thần Tài – Ông Địa. 

Tương tự, ngày thỉnh Thần Tài về bàn thờ cũng có thể chọn ngày Vía Thần Tài hoặc ngày mùng 10 trong tháng. Đây là cách lập bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa được nhiều gia đình lựa chọn. 

Bàn thờ Thần Tài gồm những gì 

Sau khi đã chọn được ngày tốt, gia chủ cần phải chuẩn bị vật phẩm thờ cúng, mâm lễ và văn khấn lập bàn thờ một cách chỉnh chu. Sắm lễ là một việc vô cùng quan trọng trong cách lập ban Thần Tài. 

Vật phẩm cần có trên bàn thờ 

Bàn thờ Thần Tài gồm những gì? Dưới đây là một số vật phẩm cần thiết trên bàn thờ Ông Địa

lập bàn thờ Ông Địa Thần Tài
Vật phẩm thờ cúng cần thiết khi lập bàn thờ Thần Tài – Ông Địa
  • Tượng Thần Tài, Ông Địa.  
  • Tượng Phật Di Lặc. 
  • Thiềm Thừ. 
  • 3 hũ gạo, muối, nước. 
  • Bát hương. 
  • Bình hoa. 
  • 3 hoặc 5 chén nước. 
  • Mâm bồng. 

Sắm lễ lập bàn thờ Thần Tài 

Tùy vào phong tục, tập quán của từng địa phương mà mâm lễ cúng trong ngày lập bàn thờ Thần Tài cũng sẽ có sự khác biệt. Song không thể thiếu: 

  • 10 bông hoa cúc vàng hoặc hoa hồng vàng.
  • 1 con gà trống lộc.
  • Vịt quay, lợn quay.
  • 1 đĩa xôi gấc.
  • 5 lá trầu, 5 quả cau và 1 mâm ngũ quả.
  • 5 củ tỏi.
  • 5 ông ngựa nhỏ.
  • 5 chiếc mũ ngũ phương long mạch và quần áo thần linh.
  • 1 chai rượu nhỏ mở nắp.
  • 1 bao thuốc lá.
  • Hương 5 thẻ và 10 lễ tiền vàng, đại thiếc, tiền thần tài,…

Cách lập bài thờ Thần Tài đúng phong thủy 

Trong cách lập bàn thờ Ông Địa, việc lựa chọn bài vị Thần Tài cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bài vị có nền màu đỏ kèm theo hình ảnh rồng phượng đầy uy nghi. Trên tấm bài vị sẽ được ghi chép lại đầy đủ danh hiệu của các vị thần mà gia chủ thờ phụng bằng tiếng Hán. Chữ trên bài vị được viết từ trên xuống dưới theo hàng dọc và được đọc theo thứ tự từ phải qua trái. Bài vị giúp bàn thờ thêm trang nghiêm hơn. 

Gia chủ đặt bài vị phía sau hai vị Thần Tài – Ông Địa và tựa vững chắc vào lưng bàn thờ. Sau khi đã sắm đủ lễ lập bàn thờ Thần Tài, gia chủ sẽ tiến hành đọc bài cúng lập bàn thờ Thần Tài đầy đủ nhất. 

Cách cúng ông Thần Tài Thổ Địa mới thỉnh về

ông thần tài
Ông Thần Tài mang may mắn, tài lộc cho gia chủ

Lựa chọn tượng Thần Tài Thổ Địa là việc làm vô cùng quan trọng trước khi lập bàn thờ Thần Tài. Khi mua tượng Thần Tài cần xác định rõ sẽ lập bàn thờ 4 ông, bàn thờ 3 ông hay bàn thờ Thần Tài 2 ông. Diện mạo của Thần Tài Thổ Địa phải tươi tắn, phúc hậu, không bị méo mó, đặc biệt là nứt vỡ. 

Về chất liệu Thần Tài, Thổ Địa nên lựa chọn tượng được làm bằng gốm sứ, toát lên sự phú quý và tài lộc. Một số khung giờ tốt để thỉnh ông Thần Tài Thổ Địa về nhà mới là:

  • Tốc Hỷ: 9h – 11h
  • Đại An: 5h – 7h và từ 17h – 19h 
  • Tiểu Cát: 1h – 3h và từ 13h – 15h 

Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa mới thỉnh về không cần quá cầu kỳ nhưng chắc chắn không thể thiếu mâm ngũ quả, bình hoa tươi, hũ gạo, muối, nước… 

Có thể bạn quan tâm:

>>> Bàn thờ Thần Tài có 4 ông, 3 ông là những ai?

Văn khấn lập bàn thờ Thần Tài mới 

Văn khấn lập bàn thờ Thần Tài mới
Văn khấn lập bàn thờ Ông Địa – Thần Tài

Dưới đây là bài cúng lập bàn thờ Thần Tài – Ông Địa chuẩn nhất. Ngoài điền đầy đủ thông họ tên gia chủ, vợ chồng hoặc gia quyến, cũng cần đọc chú đại bi 3 lần để bày tỏ sự thành tâm: 

“Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái).

– Con Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con tên là: ………………Tuổi:…………………..

Ngụ tại địa chỉ: ………………………………………………..

Hôm nay, là ngày … … tháng ……. Năm ……………… (theo âm lịch).

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.

Cúi xin Thần Tài, Thổ Địa thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con: an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm (Đoạn này tùy ý gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái)”. 

Lưu ý khi lập bàn thờ Ông Địa – Thần Tài 

Lập bàn thờ Thần Tài – Ông Địa là một việc quan trọng nên gia chủ phải chuẩn bị thật chu đáo. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần nắm rõ để công việc kinh doanh thịnh vượng, suôn sẻ hơn: 

cách sắp xếp bàn thần tài
Sắp xếp bàn thờ Thần Tài chuẩn phong thuỷ
  • Thỉnh tượng Thần Tài – Ông Địa có gương mặt tươi cười, phúc hậu. Kiểm tra thật kỹ để tượng không bị sứt mẻ, nứt vỡ vì đây có thể là điềm báo cho những điều xui xẻo. 
  • Lau dọn bàn thờ cẩn thận, không để vật nuôi trong gia đình như chó, mèo đến quấy phá. 
  • Rửa sạch bát hương và tượng các vị thần bằng nước hoa bưởi và hoa lài trước khi đặt lên cúng. 
  • Quay Thiềm Thừ hướng ra bên ngoài vào buổi sáng và quay vào bên trong khi chiều tối để giữ tiền của, tránh thất thoát. 
  • Vị trí và cách đặt bàn thờ Thần Tài cần đúng phong thủy để không phạm phải điều đại kỵ.

Vừa rồi, chuyên gia của Tâm Việt đã hướng dẫn cách lập bàn thờ Thần Tài – Ông Địa chi tiết nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn có một khởi đầu suôn sẻ, thuận lợi, tiền bạc dồi dào. 

Tham khảo những mẫu bàn thờ Thần Tài Ông Địa đẹp tại Bàn Thờ Tâm Việt

cách bố trí bàn thờ thần tài
Ông Thần Tài chuyên cải quản tiền bạc còn Thổ Địa chấn giữ đất đai
bàn thờ ông địa
Bàn thờ Ông Địa mái bằng màu vàng sáng siêu đẹp
bàn thờ thần tài
Bàn thờ Thần Tài hai mái chùa
bàn thờ ông địa thần tài đúng cách
Bàn thờ Thần Tài bục tam cấp hoa sen
cách xếp bàn thờ thần tài
Bàn thờ Thần Tài kết hợp bục tam cấp trang nghiêm
cách bố trí ban thần tài
Bàn thờ mái bằng màu vàng sáng
cách sắp xếp bàn thần tài
Sắp xếp bàn thờ Thần Tài chuẩn phong thuỷ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LIÊN HỆ THEO KHU VỰC

CHAT FACEBOOK THEO KHU VỰC

CHAT ZALO THEO KHU VỰC

TÌM SHOWROOM THEO KHU VỰC