Bao Sái Bàn Thờ, Văn Khấn Lau Dọn Bàn Thờ Ngày Tết

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, bàn thờ là nơi để thể hiện sự tôn kính, tưởng nhớ đến ông bà gia tiên và những người đã khuất. Trong đó, bao sái bàn thờ và lễ bao sái bàn thờ là một trong những việc cần làm không chỉ trong dịp cận Tết mà ngay cả ngày thường việc lau dọn bàn thờ cũng nên được thực hiện một cách chỉn chu và cẩn thận. 

Bao sái bàn thờ vào ngày nào? 

Thực tế, không ít gia đình vẫn đang giữ thói quen lau dọn bàn thờ tổ tiên và tỉa chân nhang vào ngày 23 tháng Chạp, tức ngày Tết Ông Công Ông Táo. Thậm chí, nhiều gia đình còn quan niệm rằng, “chân hương càng nhiều, càng phát tài lộc”. Bát hương có lộc là điềm báo gia đình có đại cát, đại lợi. Bên cạnh đó cũng có nhiều gia đình thắc mắc bao sái bàn thờ trước hay bao sái bàn thờ ngày 23 tháng Chạp trước. 

lau dọn bàn thờ
Lau dọn bàn thờ

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phong thủy không thật sự khuyến khích cách lau dọn bàn thờ này. Để bàn thờ bám nhiều bụi bẩn vừa làm mất đi vẻ tôn nghiêm của chốn thờ tự, vừa phạm vào tội bất kính với thần linh, gia tiên. Bởi vậy, cách dọn bàn thờ cuối năm hay bao sái bát hương, rút chân nhang cần được thực hiện thường xuyên. 

Lau dọn bàn thờ hàng ngày 

Bất cứ khi nào cảm thấy bàn thờ có bụi bẩn và chưa được trang nghiêm thì cần phải tiến hành lau dọn ngay. Việc lau dọn là để bày tỏ lòng thành tâm, hiếu nghĩa và tri ân những người đã khuất. Gia chủ có thể bao sái bàn thờ định kỳ, ví dụ như 2 – 3 tháng vệ sinh lau chùi một lần, không nhất thiết phải đợi dọn bàn thờ cuối năm.

Lau dọn bàn thờ cuối năm 

Lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày 23 là câu hỏi hàng năm của rất nhiều gia đình. Theo quan niệm dân gian, 23 tháng Chạp là ngày tiễn Ông Công Ông Táo về trời nên sẽ thích hợp để gia chủ tiến hành bao sái bàn thờ ngày 23 tháng Chạp mà không ảnh hưởng đến việc thờ cúng. 

lau dọn bàn thờ cuối năm
Lau dọn bàn thờ dịp cuối năm

Để giải đáp bao sái bàn thờ trước hay cúng ông táo trước, sau khi hoàn thành dọn ban thờ cuối năm, gia chủ có thể bao sái bàn thờ gia tiên vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Bao sái bàn thờ ngày 23 tháng Chạp tốt nhất là vào khoảng từ 8h – 11h55 sáng hoặc 13h – 17h55 chiều. Đặc biệt, tránh lau dọn vào khoảng 12 – 13h. Trong trường hợp gia đình chưa biết bao sái bàn thờ trước hay cúng ông táo trước,  có thể cúng Ông Công Ông Táo vào chiều ngày 23  và dọn bàn thờ cuối năm vào ngày hôm sau. 

Lưu ý, việc dọn bàn thờ cuối năm và lễ bao sái bàn thờ nên được thực hiện xong xuôi trước ngày 30 tháng Chạp. Bởi vì đây là ngày mà Ông Công Ông Táo quay trở lại trần gian. 

Ai là người lau dọn bàn thờ? 

Người tiến hành bao sái bàn thờ nên là đàn ông, gia chủ trong gia đình. Tuy nhiên, trong trường hợp nhà neo người thì phụ nữ cũng có thể thay thế để tiến hành bao sái bát hương, dọn bàn thờ ngày tết. Tuy nhiên, dù là bất cứ ai đi nữa thì cũng cần tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo dài và giữ cho thân thể được thanh tịnh. 

Những lưu ý khi lau dọn bàn thờ 

Việc bao sái bàn thờ là một công việc linh thiêng. Yêu cầu gia chủ phải hết sức cẩn trọng trong quá trình vệ sinh bàn thờ gia tiên. Để hoàn thành việc bao sái bàn thờ một cách tốt đẹp nhất, gia chủ cần tham khảo một số lưu ý về cách bao sái bàn thờ dưới đây: 

Lau dọn bàn thờ bằng nước gì? 

Thay vì dùng nước lạnh, gia chủ nên sử dụng nước ấm để tẩy sạch bụi bẩn và mang lại cảm giác ấm cúng cho không gian thờ. Ngoài ra nên tham khảo các loại nước sau:

  • Rượu trắng pha gừng: Bởi vì có tính ấm nên rượu và gừng đều có tác dụng tẩy mùi vô cùng hiệu quả. Đập dập 1 – 2 củ gừng rồi cho vào rượu trắng là đã có ngay hỗn hợp nước bao sái bàn thờ đúng chuẩn. 
  • Rượu pha tỏi: Trong dân gian, tỏi có tác dụng xua đuổi tà khí nên rất phù hợp để bao sái bàn thờ. Cách pha chế nước bao sái bàn thờ cũng tương tự như hỗn hợp rượu và gừng. 
  • Nước ngũ vị hương: Đây là loại nước được sử dụng phổ biến nhất để lau dọn bàn thờ và bao sái bát hương. Khi thực hiện cách lau dọn bàn thờ cuối năm, nước ngũ vị hương hay nước thơm là sự kết hợp của 4 loại hương liệu gồm đinh hương, quế, hồi, bạch đàn, gỗ vang là thứ không thể thiếu. 

Đến tháng có được lau dọn bàn thờ không? 

Hiện nay, vẫn còn rất nhiều quan niệm trái chiều về vấn đề đến tháng có được lau dọn bàn thờ không. Theo quan niệm dân gian, kinh nguyệt của phụ nữ được xem là một thứ ô uế và bẩn thỉu. Chính vì vậy, khi đến tháng, phụ nữ không nên đến những nơi linh thiêng như đền thờ, chùa chiền, cúng bái,… 

Vì thân thể phụ nữ trong ngày “đèn đỏ” không được sạch sẽ nên việc thắp hương, cúng bái, lau dọn bàn thờ sẽ phạm tội bất kính với bề trên.  Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về vấn đề tâm linh và tôn giáo cho rằng, phụ nữ không nhất thiết phải kiêng kỵ những công việc liên quan đến tâm linh.

Bên cạnh đó, tốt nhất là nữ giới nên cẩn thận hơn trong những ngày “đèn đỏ”. Trước khi thắp hương, đi lễ chùa hay dọn bàn thờ ngày tết hay đọc bài cúng bao sái bàn thờ thì cần vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ để không bất kính với thần linh và gia tiên. Trên đây là cách lau dọn bàn thờ cuối năm cho phụ nữ đến tháng. 

Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết 

Dù dọn bàn thờ ngày Tết hay ngày thường, trước khi lau dọn bàn thờ, gia chủ cần thắp nén hương xin phép thần linh và gia tiên tạm lánh để công việc được thực hiện một cách thuận lợi hơn. Sau đó, đợi hương tàn rồi dọn dẹp. 

cách lau dọn bàn thờ
Các bước lau dọn bàn thờ chi tiết

Các cách bao sái ban thờ cuối năm và cách bao sái ban thờ thần tài:

  • Bước 1: Cách lau dọn bàn thờ ngày 23 Tết không quá khó. Gia chủ hãy đặt tượng Phật, bài vị gia tiên lên một mặt phẳng trang trọng cao phủ vải đỏ. 
  • Bước 2: Sử dụng khăn lau mới dành riêng cho việc lau chùi bàn thờ rồi ngâm với nước ngũ vị hương (nước rượu gừng, rượu tỏi hoặc nước ấm). 
  • Bước 3: Từ từ lau bát hương, đèn nến bằng khăn sạch đã ngâm sao cho cẩn thận để tránh bị đổ vỡ. Sau đó, dùng khăn khô sạch lau lại. 
  • Bước 4: Bao sái và rút tỉa chân nhang. Một tay giữ chặt bát hương tránh để xê dịch, tay cong lại lấy khăn khô lau sạch bụi và tàn hương xung quanh bát nhang. Sau khi thực hiện cách bao sái bàn thờ cuối năm, dùng khăn khô lau lại. 
  • Bước 5: Sau khi bát hương đã được vệ sinh sạch sẽ, gia chủ thực hiện tỉa chân nhang sao cho số chân nhang còn lại trên bàn thờ là số lẻ. Chân nhang sau khi rút ra cần được hóa thành tro và thả tại các con sông, suối sạch sẽ. 
  • Bước 6: Đặt lại vật phẩm thờ cúng và thực hiện bài cúng bao sái bàn thờ khẩn thỉnh báo các ngài về.

Văn khấn lau dọn bàn thờ ngày Tết  

văn khấn lau dọn bàn thờ
Văn khấn xin phép thần linh và gia tiên trước khi lau dọn bàn thờ

Dưới đây là van khan bao sai ban tho gia chủ cần thực hiện khi cúng bao sái bàn thờ: 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm… , con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Qua bài viết, Bàn Thờ Tâm Việt vừa chia sẻ với gia chủ cách dọn ban thờ cuối năm, bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên, van khan bao sai ban tho. Giúp gia chủ áp dụng các bước vệ sinh bàn thờ cùng với những lưu ý quan trọng vừa kể trên, gia chủ để “tân trang” chốn thờ tự linh thiêng, gần gũi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LIÊN HỆ THEO KHU VỰC

CHAT FACEBOOK THEO KHU VỰC

CHAT ZALO THEO KHU VỰC

TÌM SHOWROOM THEO KHU VỰC