Trên bàn thờ gia tiên không thể thiếu đi những vật phẩm thờ cúng cần thiết như di ảnh, bát hương, chén thờ, bình hoa, đèn thờ, mâm bồng,… Bên cạnh đó, nhiều gia đình còn bài trí thêm lư hương, đỉnh hạc để chốn thờ tự thêm trang nghiêm và đủ đầy. Cách đặt lư hương không quá khó nhưng cần hiểu rõ về cách sắp xếp bàn thờ gia tiên để không phạm phải tội đại kỵ.
Tóm tắt nội dung bài viết
Lư hương là gì? Có ý nghĩa như thế nào?
Lư hương là đồ tế khí-linh được dùng để thờ cúng và cắm hương. Khi kết hợp cùng cặp chân đèn và chiếc lư thì gọi bộ tam sự. Trong đó, lư hương được dùng để đốt trầm hương. Ngoài ra, khi kết hợp cùng đôi hạc thì gọi là hạc chầu đỉnh hương. Tất cả đều nhằm mục đích tôn lên sự trang nghiêm cho chốn thờ phụng.
Ngày nay, lư hương được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng, đá, xi măng cốt thép, gốm sứ. Tuy nhiên, lư hương bằng đồng vẫn là sản phẩm được ưa chuộng hơn cả khi thờ cúng tại gia. Ngược lại, lư hương bằng xi măng có khối lượng lớn dùng để cắm nhang tại đình chùa, miếu mạo.
Ngoài tác dụng trưng bày và tăng tính thẩm mỹ cho bàn thờ, lư hương còn thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của gia chủ đối với các bậc tiền nhân. Vào mỗi dịp lễ Tết quan trọng, gia chủ sẽ đốt trầm hương để xua đuổi hung khí, tạo cảm giác linh thiêng cho chốn thờ tự và sự dễ chịu trong tâm hồn.
Cách đặt lư hương trên bàn thờ
Mọi vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ đều phải được bài trí đúng cách, tránh phạm phải tội đại kỵ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, gia đạo và công việc làm ăn.
Xét về yếu tố phong thủy, cách đặt lư hương trên bàn thờ gia tiên luôn ở sau bát hương và chính giữa bàn thờ. Hai bên có thể là đôi hạc hoặc đôi chân nến được sắp xếp đối xứng nhau. Theo đó, phía trước lư hương sẽ đặt bát hương (bát hương có chiều cao thấp hơn lư hương).
Xung quanh vẫn bài trí vật phẩm thờ cúng như bình thường. Sự kết hợp này sẽ giúp cho bàn thờ đẹp, đủ đầy và trang nghiêm hơn.
Ngoài ra, đây là một số lưu ý trong cách đặt lư hương mà gia chủ có thể tham khảo thêm:
- Không đặt lư hương trước bát hương vì sẽ gây bất tiện cho việc thắp nhang và không đúng phong thủy.
- Lựa chọn lư hương có kích thước phù hợp với bàn thờ để giúp cho tổng thể trông hài hòa và đẹp mắt.
- Khi chọn được vị trí phù hợp nên cố định lư hương và không được dịch chuyển tùy ý. Bởi vì nhiều người quan niệm rằng việc dịch chuyển sẽ khiến cho phần âm bị “động”, ảnh hưởng không tốt đến gia đình.
- Thường xuyên lau dọn bàn thờ, đặc biệt là lư hương.
Nên lựa chọn lư hương được làm từ chất liệu gì?
Cách đặt lư hương và chất liệu chế tác sản phẩm này sẽ phụ thuộc vào mục đích thờ cúng. Như đã nói, lư hương bằng đồng hoặc xi măng cốt thép có khối lượng lớn nên được đặt tại các đền chùa, miếu mạo. Ngoài ra, lư hương bằng gốm sứ sẽ dành cho bàn thờ gia tiên tại gia.
Lư hương bằng sứ vẫn là sản phẩm được nhiều khách hàng lựa chọn nhờ tính thẩm mỹ cao. Thêm vào đó, các bộ đồ thờ phong thủy thường sẽ được ưu tiên hơn vì có sự đồng bộ. Cụ thể như sau:
Lư hương bằng đồng
Cách đặt lư hương bằng đồng hay bằng sứ không có sự khác nhau. Đây là sản phẩm được thiết kế thân hình trụ tròn, phần bụng hơi loe ra. Thân lư hương còn được gắn 2 quai đúc hay còn gọi là tay cầm. Phần tay cầm được thiết kế vô cùng tỉ mỉ với họa tiết rồng bay phượng múa, góp phần tăng thêm vẻ đẹp sang trọng và tôn nghiêm.
Lư hương bằng sứ
Lư hương bằng sứ có thể được làm từ chất liệu men rạn, men lam hoặc men ngọc. Song, mỗi loại men sẽ mang đến một vẻ đẹp riêng cho sản phẩm thờ cúng này. Đặc biệt, đồ thờ Bát Tràng vẫn luôn là gợi ý hoàn hảo, đáp ứng tất cả tiêu chí từ chất lượng, tuổi thọ của sản phẩm cho đến mẫu mã và tính thẩm mỹ.
Tóm lại, tùy vào điều kiện kinh tế cũng như sở thích mà gia chủ có thể cân nhắc lựa chọn lư hương được làm từ chất liệu phù hợp nhất.
Tham khảo thêm:
>>> Sắp Xếp Bàn Thờ Gia Tiên Đúng Cách Chiêu Tài Đón Lộc
Gợi ý lựa chọn màu sắc lư hương hợp mệnh
Bên cạnh cách đặt lư hương thì việc lựa chọn màu sắc hợp mệnh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp công việc của gia chủ được thuận lợi, suôn sẻ hơn. Thêm nữa, cuộc sống gia đình cũng sẽ viên mãn hơn nhờ sự phù hộ độ trì của ông bà gia tiên.
- Mệnh Kim: Lựa chọn lư hương màu trắng ánh kim, tránh màu đỏ, hồng, tím. Do đó, nếu có đủ ngân sách, gia chủ có thể đầu tư vào các mẫu bàn thờ gốm sứ dát vàng 24K.
- Mệnh Mộc: Lư hương được làm từ men ngọc sẽ đặc biệt phù hợp đối với gia chủ mệnh Mộc. Ngoài ra cũng nên tránh màu trắng ánh kim vì theo phong thủy, Kim khắc Mộc.
- Mệnh Thủy: Lư hương có màu đen hoặc xanh dương sẽ rất hợp đối với gia chủ mệnh Thủy.
- Mệnh Hỏa: Gia chủ thuộc mệnh này nên sử dụng lư hương có màu đỏ, tím, hồng, tránh màu xanh và màu đen.
- Mệnh Thổ: Nên lựa chọn lư hương màu nâu, vàng, cam.
Mẹo vệ sinh lư hương đúng cách
Sau khi nắm rõ cách đặt lư hương trên bàn thờ, gia chủ cũng cần phải vệ sinh bàn thờ và lư hương thường xuyên để không gian thờ cúng được sạch sẽ và trang nghiêm hơn.
- Thời gian lau dọn lư hương không cố định. Tuy nhiên, nên thực hiện trước ngày mùng 1, hôm rằm và những ngày Tết quan trọng trong năm.
- Làm sạch lư hương bằng rượu trắng hoặc rượu gừng, tuyệt đối không được sử dụng nước ô uế.
- Sử dụng một chiếc khăn chuyên dùng để lau dọn bàn thờ. Sau đó, thấm qua rượu gừng rồi cẩn thận làm sạch lư hương.
- Khi thay tro trong lư hương cần xin phép thần linh, gia tiên. Không được vứt tro một cách bừa bãi mà phải mang ra sông thả.
Quan tâm:
>>> Bao Sái Bàn Thờ, Văn Khấn Lau Dọn Bàn Thờ Ngày Tết
Trên đây là cách đặt lư hương trên bàn thờ chuẩn phong thủy. Gia chủ cũng cần lưu ý lựa chọn đơn vị sản xuất và cung ứng lư hương uy tín, chất lượng để sử dụng sản phẩm có độ bền cao, mẫu mã đẹp.